Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Trưng con tàu Tankist 173 giữa Thủ Đô,"huyền thoại phá lôi Vũ Đình Cự"sẽ sụp đổ !


Hình bên :Bia tưởng niệm treo trên tường Viện Vật Lý Kỹ Thuật ĐHBK Hà Nội
Trong các di vật của cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm trên đất nước ta ,theo chỗ tôi được biết chỉ còn lại ba con tàu giúp ta nói lên nhiều điều:một là chiếc tàu chiến của Pháp trong chiến thắng Sông Lô năm xưa và chiếc tàu tankist mang số hiệu 173 hiện còn nằm lại tại cảng sông Ninh Bình và chiếc tàu Giải Phóng nay là tàu huấn luyện của Trường Hàng Hải phía Nam.Còn biết bao con tàu của đối phương ta thu được,những tàu tham chiến trận Hoàng Sa ,những con tàu không số năm xưa ,nay ở phương trời nào ,hay đã tan xác trong các lò nấu sắt vụn mà đỉnh cao là chiến dịch thu gom tất tật vào những ngày bao cấp đói kém sau chiến thắng?

Những người phá lôi Đường Biển hiểu rất rõ về tàu tankist 173.Nó là loại tàu do Liên Xô chế tạo được tăng cường cho Đường Biển để thực hiện các chiến dịch vận tải ,do tàu khỏe (đặt hai máy 3D6,mỗi máy 150 CV),chạy nhanh ,có cầu dẫn đưa xe cộ lên xuống ..Tankist thuộc họ tàu đổ bộ quân sự mà các nước phương Tây ưa chuộng với ký mã LST .Trước tình hình thủy lôi thả quá nhiều,có chiếc tankist vận tải lướt nhanh qua bãi thủy lôi,lôi nổ mà tàu nguyên vẹn đã dẫn tới hành động anh hùng của Dương Hải Rê Đường Biển đã dùng tankist lướt nhanh cho lôi nổ,giải vây cho một tàu nước ngoài bị Mỹ răn đe bằng một bãi lôi vây quanh ! Và từ các thiết bị tạo từ trường phá lôi ngay từ những năm 1967,Đường Biển đã dùng ngay thân vỏ của tàu tankist làm lõi từ ,với cuộn dây có điện để tạo từ trường rà phá thủy lôi.Đó là con tàu tankist 160 mà lịch sử sẽ phải mãi mãi ghi nhớ công trạng của con tàu này,niềm tự hào của KHKT Đường Biển ,riêng nó đã phá được 161 thủy lôi !Trong số các con tàu tankist nguyên vẹn chỉ còn chiếc 173 mà Bảo đảm Hàng Hải bán lại cho Bảo Tàng Lịch sử Cách Mạng Việt Nam .Đó là con tàu tankist phá lôi thứ hai của Đường Biển,mà nếu đem triển lãm sẽ lộ ra những vấn đề cuả "huyền thoại phá lôi Vũ Đình Cự".Vì sự thật tankist 173 sẽ nói cho ta biết:
1/Khách tham quan sẽ thấy được sự hợp tác giúp đỗ của các nước với nước ta trong chiến tranh và chúng ta biết cách sử dụng đúng và sáng tạo các thiết bị đó (như bình luận của thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu) trong đội ngũ tàu bè hải quân và đường biển :chở quân,chở xe tăng ...
2/Con tàu này giúp ta hình dung ra con tàu 160 của Đường Biển và 412...của Hải Quân đã sáng tạo biến tàu vận tải thành tàu phá lôi
3/Sự đóng góp của Tổ nghiên cứu ĐHBK và Vũ Đình Cự chỉ là hợp đồng làm bộ chỉnh lưu cho tàu 173 với giá 4000 đồng.Toàn bộ tàu phá lôi 173 là do Đường Biển thiết kế,giống như chiếc 160,chỉ có khác là cuộn dây đặt trong lòng con tàu và không có máy phát điện một chiều phải dùng xoay chiếu và ĐHBK đã cung cấp bộ chỉnh lưu theo hợp đồng kinh tế.Con tàu đã hoàn chỉnh nhưng cuộc chiến chống phong tỏa đã kết thúc nên tàu không có dịp thử sức !ĐHBK và giáo sư "tưởng nhầm" là mình đã thiết kế cả con tàu 173 lẫn 160 ,đã tìm ra cách chống phá thủy lôi nên có cái bảng to tướng ngày nay vẫn treo trên tường Viện Vật Lý Kỹ Thuật ĐHBK. Tại sao các nhà khoa học không có can đảm nói lên sự thật là mình chỉ là người bán cái bộ chỉnh lưu cho Đường Biển?

Có lẽ vì những vấn đề lấn cấn đó,không dám đụng chạm tới những cây đa cây đề nên sau khi khảo sát và báo cáo với Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam,các vị không dám tiến hành thêm ,Bảo Tàng không dám đưa c0n tàu ra trưng bày giữa thủ đô thanh thiên bạch nhật !Thật vậy,chỉ cần trưng con tàu này ra ,"huyền thoại phá lôi Vũ Đình Cự " tự nhiên sẽ sụp đổ!

1 nhận xét:

  1. Từ email của kimchinguyen22@gmail.com
    Anh Bình vừa "hé mở một bức màn bí mật" để cho chúng em biết một sự thật được che dấu khéo léo mấy chục năm nay... Cái giả dối vẫn ngang nhiên tồn tại mà họ không biết xấu hổ nhỉ?
    Hóa ra thời kỳ anh "nằm vùng" ở BĐHH cũng là để tìm ra sự thực này? Trước đây em thấy ở Tòa soạn TCHH chất đống đầy những tài liệu in roneo về thời kỳ rà phá thủy lôi, thậm chí cụ Lê Văn Kỳ còn đưa em mấy cuốn băng ghi âm của các cụ nào đó, bắt em phải nghe... nhưng hồi đó em chẳng quan tâm gì đến chuyện này cả. Cám ơn anh nhiều

    Trả lờiXóa