Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

TÌM HIỂU VỀ THỦY LÔI

Trong số các vũ khí trong cuộc chiến tranh ngầm dưới nước,thủy lôi hay mìn /bom chìm có một vai trò đặc biệt.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Ngô Lực Tải viết về GK1



Lời cám ơn của Đại Học Bách Khoa

Tôi chép lại lời cám ơn của nhóm nghiên cứu đề mục GK trường ĐHBK gửi Cục VTĐB sau những đo đạc ban đầu trên quả MK-52 của Cục VTĐB từ ngày 5/7/1972 đến ngày 8/7/1972 :

Các thí nhgiệm trên tiến hành được kết quả là nhờ có các lãnh đạo đề mục GK Bộ Giao thông vận tãi đã liên hệ cơ sở thực nghiệm,các đồng chí lãnh đạo Cục Đường biển và Ty Hàng Hải Hải phòng đã cho phép nghiên cứu,nhiệt tình giúp đỡ,tổ chức và bố trí đợt thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu và tiến hành đề mục phá thuỷ lôi của Cục Đường biển và Ty Hàng Hải tại Hải phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tổ chức bố trí đợt thí nghiệm và cộng tác chặt chẽ với chúng tôi, các đồng chí ở đội phá lôi của Ty Hàng Hải Hải phòng đã nhiệt tình giúp đỡ cho phép thí nghiệm trên quả thuỷ lôi MK-52 của đội đang dùng để nghiên cứu rà phá,cung cấp một số vật tư cần thiết và bố trí chỗ thí nghiệm, cho đầu thuỷ lôi hoạt động và thao tác
trên thuỷ lôi.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các đồng chí đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đợt thí nghiệm và cùng cộng tác nghiên cứu.
Làm tại Hanội ngày 12 / 7 / 1972
NHÓM NGHIÊN CỨU ĐỀ MỤC GK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Lời cám ơn trên làm rõ thêm những gì đã viết khi đọc bài :"Vũ Đình Cự và tổ GK1" của Hàm Châu.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Ý kiến của Phi Đăng khi đọc hai bài báo về GS Vũ Đình Cự của Hàm Châu và Hà Hồng

Bom ,mìn, thủy lôi… là công việc quân sự,tưởng chừng không có liên quan gì tới vận tải biển.Nhưng,trên thực tế không phải như vậy.Trong suốt ba năm qua,với mục đích tìm hiểu lịch sử ngành vận tải biển trong thập niên 60,70,trong những câu chuyện của các thuyền trưởng,máy trưởng,các lãnh đạo ngành …,có một chữ được nhắc đi nhắc lại tới hàng nghìn lần ,đó chính là từ “thủy lôi” khiến tôi phải quan tâm tới cái vũ khí chết người này và tự mình bị lâm vào một tình thế khó xử,đó là phải tự trả lời câu hỏi :ai là người đã dẹp thủy lôi để cho các con tàu tiến lên được,chính những người đường biển và hải quân đã làm việc này hay có sự mở đường của các nhà khoa học như nhiểu trang web đã viết như vậy ?.Công việc dò tìm sự thật đã khiến tôi phải đọc hai bài báo có tính chất “phản biện” gay gắt với nhau về giáo sư tiến sĩ Vũ đình Cự ,”nhà khoa học của thủy lôi” :một là bài báo của phóng viên Hà Hồng trên báo Nhân Dân ngày 21/04/2005 (và cả của Hàm Châu,một nhà báo chuyên viết về các nhà khoa học) và một loạt ba bài trả lời của tác giả Phi Đăng.Là người theo dõi các buổi tổng kết của đường biển trong ba năm qua,xin được nói vài lời về Phi Đăng.Anh là đại tá hải quân,người được Bộ Tư Lệnh đặc trách cử sang giúp Đường Biển có khái niệm về quân sự,bom mìn,thủy lôi ngay từ những ngày đầu tiên chống chiến tranh phá hoại vào năm 1967.Từ đó,cuộc đời anh gắn chặt với các hoạt động bảo đảm giao thông thời chiến.Nay,Phi Đăng đã về hưu và sống tại Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.Các bài báo này,anh đã trực tiếp gửi tới Tổng Biên tập báo Nhân Dân năm 2005 và chúng tôi đã xin phép khi đưa lên blog này

NHỮNG TRẬN ĐÁNH XUẤT SẮC
NHỮNG GƯƠNG CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM
“ĐỘI ĐẶC NHIỆM GK-1”

Tháng 5-1972, đế quốc Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng và vùng biển miền Bắc, tuyên bố áp dụng biện pháp “cắt đứt giao thông đến mức tối đa”, nhằm gây áp lực với ta tại Hội nghị Pa-ri. Tạp chí Thời báo của Mỹ ra ngày 22-5-1972, nhận định: “Ném bom với quy mô và mức độ tàn bạo nhất từ trước tới nay cũng như thả mìn phong tỏa hải cảng và bờ biển là hành động vừa quá ư mạo hiểm vừa quá ư bất lực”. Bộ đội, dân quân và các nhà khoa học đã vô hiệu hóa việc thả mìn phong tỏa hải cảng và bờ biển miền Bắc.

Rà phá thủy lôi từ tính và bom từ trường trên sông, biển và đất liền là công việc rất khó khăn. Từ năm 1967, Mỹ đã dùng loại vũ khí nguy hiểm nói trên để đánh phá giao thông trên biển, lúc đó bộ đội ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Các bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố đã có nhiều hội nghị liên tịch với các ngành giao thông vận tải, Cục Đường biển, Bộ đội Hải quân... bàn cách chống địch phong tỏa đường biển. Các cơ quan nghiên cứu của Bộ Tư lệnh Công binh, Quân chủng Hải quân, cùng các cơ quan dân sự tập trung lực lượng nghiên cứu các biện pháp phá gỡ mìn và thủy lôi. Sau ngày Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng và vùng biển miền Bắc, ngoài các lực lượng nói trên, Đảng và Nhà nước còn huy động thêm lực lượng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cách rà phá thủy lôi từ tính và bom từ trường. Đội đặc nhiệm GK-1 ra đời trong bối cảnh đó.
Để hiểu kỹ hơn công việc của đội đặc nhiệm GK-1, chúng tôi tìm gặp Giáo sư - Tiến sĩ (GS.TS) Vũ Đình Cự, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội. Ông chính là đội trưởng GK-1. GS. Vũ Đình Cự kể: “Vào cuối tháng 5-1972, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học ở Liên Xô trước đây về công tác tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi được Bộ trưởng Đại học lúc đó là đồng chí Tạ Quang Bửu cho mời lên giao nhiệm vụ. Bộ trưởng đã quyết định thành lập một đội đặc nhiệm gồm mười nhà khoa học do tôi làm đội trưởng, phối hợp các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu thủy lôi từ tính và bom từ trường (MK-52, MK-42). Đội đặc nhiệm mang tên GK-1 (G - viết tắt cụm từ Giao thông vận tải. K - viết tắt cụm từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), có nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ bản về loại vũ khí thông minh này; xây dựng hệ thống đo lường chính xác, tìm ra thông số kỹ thuật của thủy lôi, bom từ trường; cung cấp các tư liệu, thiết kế các thiết bị rà phá chuyển cho các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải và bộ đội Công binh chế tạo. GK-1 được ưu tiên cung cấp những thiết bị tốt nhất của trường lúc đó như máy dao động kỳ để đo tần số và bố trí một phòng thí nghiệm tại khu nhà A của trường.
Làm thế nào có thủy lôi từ tính, bom từ trường để nghiên cứu? Công việc không đơn giản và cũng thật sự nguy hiểm. Sau khi được dân quân địa phương báo tọa độ có thủy lôi, nhóm đặc biệt của tổ bảo đảm hàng hải (Bộ Giao thông vận tải) vào cuộc. Mỗi lần các anh đi tìm thủy lôi là mỗi lần đơn vị tổ chức buổi chia tay đặc biệt. Các anh để lại kỷ vật, thư viết cho người thân... Đến bãi có thủy lôi chỉ mang theo một chiếc clê bằng nhôm. Để giảm tối đa thương vong, chỉ một người tiếp cận thủy lôi, sau đó có báo cáo với người chỉ huy qua lời nói, người này truyền cho người kia. Với tinh thần dũng cảm, kinh nghiệm tháo gỡ bom mìn, các anh đã chuyển được thủy lôi từ tính, bom từ trường về cho đội đặc nhiệm nghiên cứu, sau khi đã tháo hết thuốc nổ.
GS.TS Vũ Đình Cự kể về những ngày tháng hào hùng đó cho chúng tôi một cách chi tiết, cụ thể, y như sự việc mới diễn ra hôm qua. Vừa đưa xem đầu điện khai nổ bom từ trường M-42 (kỷ vật mà GS còn giữ lại được sau 33 năm), giáo sư vừa kể cho chúng tôi nghe việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của bom, mìn. Một kỷ niệm làm giáo sư nhớ nhất là để tìm hiểu cấu tạo của đầu điện khai nổ chỉ có phương án duy nhất lúc đó là phải cưa bom, mìn, để xem cấu tạo như thế nào. Đây là việc làm nguy hiểm vì trong đầu điện khai nổ này còn một lượng thuốc nổ khoảng 250 gam. Trong đội đặc nhiệm có GS.TS Bùi Minh Tiêu là người cao tuổi nhất. Anh nói với cánh trẻ chúng tôi: Các cậu để mình cưa cho, ngộ nhỡ có làm sao thì... các cậu còn trẻ cần phải tiếp tục công việc. Tất nhiên là chúng tôi không chịu nhường “ông già”. Cuối cùng cả nhóm thống nhất phương án: ba người thay phiên nhau cưa. May sao mọi việc diễn ra suôn sẻ. Hơn 30 năm đã qua nhưng giáo sư Vũ Đình Cự còn giữ lại được những bản vẽ mạch lô-gic trên tờ giấy đã úa vàng, mô tả lại toàn bộ cơ chế hoạt động của thủy lôi, bom từ trường. Những bản vẽ này là kết quả của hơn hai tháng tiến hành “phẫu thuật” các loại bom từ trường, thủy lôi...
Sau hai tháng nghiên cứu (từ tháng 5 đến tháng 7-1972) đội đặc nhiệm đã có báo cáo gửi cho Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, đơn vị Công binh về chế độ gây nổ của từng loại bom, về sơ đồ thiết kế để các đơn vị quốc phòng, giao thông vận tải thiết kế, chế tạo các thiết bị rà phá bom mìn. Theo các nhà khoa học trong đội đặc nhiệm: các loại bom này được cài đặt các chương trình nhận biết tàu đặc chủng của đối phương sau đó bộ phận kích nổ làm việc cho thủy lôi nổ. Có những thủy lôi chỉ nổ khi có tàu tải trọng lớn đi qua, hoặc chỉ nổ khi có tàu thứ ba đi qua chứ không phải tàu thứ nhất. Có những loại nổ bất chợt, hay không theo quy luật, hòng gây tâm lý cho người điều khiển phương tiện thủy. Giới chóp bu của Lầu Năm Góc rêu rao rằng loại thủy lôi chúng thả ở cảng Hải Phòng có thể kích nổ từ vệ tinh. Bằng các thí nghiệm cụ thể các nhà khoa học trong đội đặc nhiệm GK-1 đã chứng minh được rằng thủy lôi không thể kích nổ được từ vệ tinh, đó chỉ là đòn chiến tranh tâm lý. Trong phòng thí nghiệm, nhóm đặc nhiệm đã nghiên cứu thành công các loại thiết bị gây từ trường giả làm cho bom tưởng là có tàu đi qua, phát nổ; thiết kế được máy đo từ trường độ chính xác cao (1/1000 oxtedt) từ trường. Điều đáng nhớ là chiếc máy đó được tạo ra bằng một chương trình phần mềm do chính các nhà khoa học nhóm GK-1 viết để chạy trên máy tính Min-xcơ 32 của Liên Xô.
Cùng với các tài liệu thiết kế của nhóm đặc nhiệm, các đơn vị có liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư lệnh Công binh, bộ đội địa phương, dân quân du kích đã có những cách phá thủy lôi sáng tạo, đạt hiệu quả cao.
Thi hành điều khoản về phá gỡ mìn và thủy lôi được quy định trong Hiệp định Pari, đoàn tàu rà quét bom mìn của Mỹ đã vào khu vực Nam Triệu (Hải Phòng) ngày 5-02-1973... đoàn gồm 20 tàu chở 50 máy bay lên thẳng, tàu tên lửa điều khiển và hơn năm nghìn lính Mỹ thuộc đội đặc nhiệm 78 do Đô đốc Mắc Cao-ly chỉ huy. Phương tiện rà phá mìn của Mỹ sử dụng gồm có tàu quét lôi MSO (để quét thủy lôi âm thanh), cuộn từ MK-105 kéo trên mặt biển bằng máy bay lên thẳng CH-53 (để quét thủy lôi từ tính). Phương tiện tuy hiện đại, lực lượng tuy đông nhưng từ ngày 6-3 đến ngày 18-7-1973 chúng chỉ gây nổ được ba quả ở luồng Nam Triệu và tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ. Trong đợt rà phá này, phía Mỹ đã bị rơi hai máy bay lên thẳng, một phi công tử nạn. Trong khi đó các thiết bị gây nổ do GK-1 phối hợp Bộ Giao thông vận tải chế tạo, đưa đi rà phá trên biển (từ tháng 7-1972 đến tháng 2-1973) không ai bị thương vong.
Ghi nhận thành tích của bộ đội, các đơn vị dân sự, các nhà khoa học, vào dịp kỷ niệm mừng Quốc khánh 2-9-1996, Đảng và Nhà nước đã trao tặng phần thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một cho: Viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Tư lệnh Hải quân, Viện Kỹ thuật (Bộ Giao thông vận tải), các cục: Đường bộ, Đường sông, Đường biển, Cảng Hải Phòng, Ty Bảo đảm Hàng hải và Đội đặc nhiệm GK-1 (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), vì đã có thành tích phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông thời kỳ 1967-1972. GS.TS Vũ Đình Cự và nhiều thành viên khác trong Đội đặc nhiệm GK-1 được thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì.
Chiến tranh đã lùi xa, các nhà khoa học và công nghệ đang đóng góp công sức của mình cho thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ các bài học trong chiến tranh, làm thế nào để phát huy trí tuệ của lực lượng trí thức?
Trả lời câu hỏi này của chúng tôi. GS.TS Vũ Đình Cự cho biết: Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng đóng vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tôi mong muốn các cấp có thẩm quyền cần xây dựng một số chương trình đề tài quan trọng của đất nước, sau đó giao đích danh cho cá nhân hoặc tập thể các nhà khoa học thực hiện, tạo mọi điều kiện tốt nhất mà Nhà nước có thể đáp ứng được. Có như vậy mới làm “ra tấm, ra miếng” những vấn đề cụ thể, trong từng ngành, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

HÀ HỒNG


Một vài ý kiến nhân đọc bài:
NHỮNG TRẬN ĐÁNH XUẤT SẮC
NHỮNG GƯƠNG CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM
“ĐỘI ĐẶC NHIỆM GK-1”

(Đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-4-2005)
Tác giả: Bài và ảnh: HÀ HỒNG

Nhân được đọc bài báo trên do GS.TS Vũ Đình Cự kể, nhà báo Hà Hồng biên tập, tôi xin phép được nêu một số vấn đề giúp bạn đọc quan tâm tham khảo.
Xin phép GS.TS Vũ Đình Cự cho biết: “Đội đặc nhiệm GK-1” do ông làm đội trưởng được thành lập theo quyết định nào, ai ký và ký vào thời gian nào?
“Đội đặc nhiệm GK-1” do giáo sư làm đội trưởng và 9 nhà khoa học gồm những ai?
Giáo sư có thể kể cụ thể một số trận đánh xuất sắc và các gương chiến đấu dũng cảm của “Đội đặc nhiệm GK-1” cho chúng tôi học tập được không?
Chúng tôi là những người được Bộ trưởng GTVT Phan Trọng Tuệ giao nhiệm vụ theo dõi công tác bảo đảm giao thông thời chiến, bao gồm công tác chống phong tỏa còn sống đến ngày nay chưa hề nhận được bản thiết kế các thiết bị rả phá của GK-1. Ông có thể công bố các bản thiết kế thiết bị rà phá đã chuyển cho các đơn vị GTVT và Công binh để chế tạo. Vì đây là bằng chứng nói lên sự thật.
Cũng nhân bài này, chúng tôi muốn nhắc lại cuộc trưng bày hiện vật gồm quả thủy lôi MK-52, một số hiện vật và đề tài Nghiên cứu Entracen của GH-1 (Giao thông và Đại học Tổng hợp) về tính khúc xạ của tia LASER trong màn khói đậm đặc của bột cao su. Cuộc trưng bày này có mời Bộ Chính trị và các đồng chí Trung ương, các nhà khoa học như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa... đến tham quan. Sau khi cuộc trưng bày kết thúc, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ hỏi chúng tôi: “Sao tôi không thấy Hải quân và Đường biển lên dự?”. Chúng tôi trả lời: “Không được mời nên các đồng chí không lên”.
Nhà vật lý chất rắn mới về được vài tháng đứng ra thuyết minh về thủy lôi trong khi những kỹ sư về thủy lôi được đào tạo chính quy ở nước ngoài về và những người trực tiếp tháo gỡ thủy lôi mang lên Hà Nội thì không hề hay biết gì về cuộc trưng bày này.
Đầu nổ MK-42 chúng tôi đưa lên để nghiên cứu thì ông Cự giữ lại làm “kỷ vật”! Đây là tài sản của Quốc gia, Quốc phòng phải đổi bằng xương máu mới có được, tại sao biến thành “kỷ vật”?
Chúng ta làm công tác khoa học cần phải trung thực và khiêm tốn! Ngành khoa học nào cũng có những chuyên sâu riêng của nó, nhất là vũ khí chiến lược. Ông Vũ Đình Cự về nước tháng 5-1972 thì đến năm 1973 cuộc chiến chống phong tỏa đã kết thúc. Vậy mà sau 2 tháng (5/1972) ông về nước đến (7/1972) “Đội đặc nhiệm của ông đã có báo cáo gửi Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng về các chế độ gây nổ của từng loại bom, mìn..., vẽ sơ đồ thiết kế để các đơn vị Giao thông vận tải và Quốc phòng chế tạo rà phá bom mìn...”. Thật là một kỳ tích! Vì ở đây không thấy đề cập đến sự phát triển của những công trình nghiên cứu của các đơn vị, cán bộ chuyên ngành trước.
Ở các làng quê dọc theo các triền sông, ven biển, đài phát thanh, báo chí đã đưa tin có những em bé chăn trâu, các cô gái đi làm ruộng cũng phá được bom, mìn từ trường bằng cách kéo tấm tôn qua bãi mìn cũng làm nổ râm rang. Vậy thì chế độ gây nổ là đơn giản như vậy thôi có gì mà “Đội đặc nhiệm GK-1” phải nghiên cứu. Cái mà chúng tôi hy vọng vào các nhà khoa học là ở chỗ làm sao ngược lại, có nghĩa là không cho nổ mà đưa nó đi đến nơi an toàn, xử lý sau để bảo vệ cầu, tuyến đường sắt, các công trình.
Nhiệm vụ của những chiến sĩ công binh là phải làm như vậy.
Điểm cuối cùng chúng tôi muốn nêu lên là trong bài báo ra ngày 21-4-2005 ông Vũ Đình Cự còn có ý so sánh giữa Đội đặc nhiệm 78 do Đô đốc Mc Cauley chỉ huy với “Đội đặc nhiệm GK-1” do ông làm đội trưởng đã tham gia rà phá trên biển từ tháng 7/1972 đến tháng 2/1973 “không ai bị thương vong”. Còn Đội đặc nhiệm của Đô đốc Mc Cauley thì bị “rơi 2 trực thăng và 1 người tử nạn”.
Những vấn đề GS Vũ Đình Cự đề cập trên báo Nhân Dân ngày 21-4-2005 đã để lại cho những người trực tiếp làm công tác này từ năm 1966 đến 1973 nhiều bức xúc và ngạc nhiên về những ngộ nhận của ông Vũ Đình Cự.
Chúng tôi thấy cần thiết phải tổ chức một cuộc họp gồm các đơn vị có liên quan để xác nhận và đánh giá sự hoạt động và những đóng góp của GK-1 trong công cuộc chống phong tỏa của đế quốc Mỹ.
Còn những vấn đề khác sẽ nói ở Bài 2 có tựa đề: “SẢN PHẨM”.

Ngày 03 tháng 02 năm 2006

Tác giả: PHI ĐĂNG



BÀI 2
SẢN PHẨM

Xã hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ có sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, thông qua sự lao động bằng cơ bắp và trí óc. Còn một loại sản phẩm đặc biệt nữa được gọi là chất xám.
Sản phẩm chủ yếu:
- Của nông dân là nông sản (lúa gạo).
- Của ngư dân là thủy hải sản (tôm cá).
- Của anh thợ rèn: sản phẩm của những người lao động thủ công chủ yếu bằng cơ bắp (dao, rựa, cuốc, cày...).
- Của thi sĩ là những bài thơ...
- Của văn sĩ là những tác phẩm văn học.
- Của nhạc sĩ là những bản nhạc, bài hát...
- Của họa sĩ là những tác phẩm hội họa...
- Của nhà điêu khắc là những tượng đài...
- Của các nhà khoa học nổi tiếng trong nước gần đây:
+ GS Lương Đình Của: Giống lúa ngắn ngày, cao sản, kháng rầy, chịu hạn...
+ GS.BS Tôn Thất Tùng: Mổ gan không chảy máu...
+ GS.TS Lê Văn Thiêm: Sơ đồ P.E.R.T...
+ Tạ Quang Bửi, Trần Đại Nghĩa, các nhà nghiên cứu chiến lược về khoa học quân sự...
+ BS Phạm Ngọc Thạch: Công trình nghiên cứu bệnh Lao...
+ GS Trần Văn Giàu: Nhà nghiên cứu Sử học...
Vấn đề tôi muốn nói ở đây là người nông dân, đến anh thợ rèn, những văn nghệ sĩ, những nhà khoa học đều có sản phẩm và những sản phẩm của họ đã thực sự đi vào đời sống của nhân dân. Nhắc đến họ ai cũng hiểu họ là Ai, đã cống hiến cho xã hội những sản phẩm gì, tên tuổi của họ gắn liền với những con đường, góc phố trong cả nước, trong lòng nhân dân.
Thời gian là “Quan tòa” vô cùng công minh, đã phán xét một cách khách quan: Ai có danh hiệu mà không có sản phẩm hoặc có sản phẩm nhưng những sản phẩm đó không phải do họ lao động sáng tạo ra. Báo chí trong năm 2005 đã bắt đầu nói về họ. Sự chịu đựng của nhân dân và xã hội cũng chỉ có giới hạn!
Thước đo công bằng nhất là phải lấy sản phẩm ra “cân, đong, đo, đếm”.
Chủ nghĩa xã hội khoa học và văn minh là hướng mọi người đến cái Thiện: có làm có hưởng, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều, không làm không hưởng. Tại sao trong những “ngóc ngách” của xã hội hiện nay đâu đó còn có chuyện ngược lại?
Họ mang trong người họ nhiều “Mác”, những cái “Mác” đó được hợp thức hóa và như vậy, hết “ngày dài lại đêm thâu” họ ung dung “ký gửi” trên những lao động của người khác. Không những thế họ được “đằng chân, lân đằng đầu”, họ bắt Nhà nước “cần xây dựng một chương trình đề tài quan trọng của Đất nước, sau đó giao đích danh cho cá nhân hoặc tập thể các nhà “khoa học” thực hiện...”, họ không quên nhắc thêm: “...tạo mọi điều kiện tốt nhất mà Nhà nước có thể đáp ứng được” (Báo Nhân Dân ngày 21-4-2005 có tựa đề: Đội đặc nhiệm GK-1).
Chúng tôi không phân tích và kết luận. Chúng tôi nêu lên những cái trên tờ báo đã đăng để độc giả và xã hội phán xét.
Chúng tôi đã nén và chịu đựng hơn 30 năm rồi (từ ngày Đất nước thống nhất, chiến tranh kết thúc), vì chúng tôi nghĩ “cây kim bỏ trong túi lâu ngày cũng lòi ra”. Vậy mà, sau hơn 30 năm đến ngày 21-4-2005 lại tiếp tục:
“Những trận đánh xuất sắc
Những gương chiến đấu dũng cảm”
“Đội đặc nhiệm GK-1”

Bài 3: Sự thật về hoạt động của GK-1.

Ngày 05 tháng 02 năm 2006

Tác giả: PHI ĐĂNG



BÀI 3

SỰ THẬT VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA GK-1

Xin phép trở lại đầu đề của bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-4-2005 của tác giả Hà Hồng:
“Những trận đánh xuất sắc
Những gương chiến đấu dũng cảm”
“Đội đặc nhiệm GK-1”

Đội đặc nhiệm thường là một tổ chức trong lực lượng vũ trang. Quân đội của các quốc gia để làm nhiệm vụ đặc biệt. Ở nước ta trước năm 1975, lực lượng vũ trang và Quân đội nhân dân Việt Nam không có cái gọi là: “Đội đặc nhiệm”, ngoại trừ “Đội đặc nhiệm GK-1” do ông Vũ Đình Cự làm đội trưởng. Ở Hoa Kỳ có Đội đặc nhiệm 78 đã từng vớt mìn ở vịnh Pecxích và đã vào Việt Nam rà phá bom, mìn, thủy lôi theo những điều khoản của Hiệp định Paris.
Đội đặc nhiệm này có 2 hạm đội: Delta và Bravo gồm tàu tên lửa, khu trục, tàu vớt mìn MSO và hàng chục máy bay trực thăng v.v... do Đô đốc Mc Cauley chỉ huy đã hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ từ tháng 3/1973 đến tháng 7/1973. Vậy “Đội đặc nhiệm GK-1” của GS.TS Vũ Đình Cự làm đội trưởng có bao nhiêu quân, bao nhiêu phương tiện, trang bị kỹ thuật... hoạt động ở đâu và phá được bao nhiêu quả bom, mìn?...
Lần này chắc ông Đội trưởng “Đội đặc nhiệm GK-1” phải giải trình trước công luận những vấn đề trên để đáp ứng những mong muốn của bạn đọc và những người đã từng trực tiếp làm nhiệm vụ chống phong tỏa qua 2 giai đoạn 67-68 và 72-73.
Tháng 5/1972 ông Cự về nước sau khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp ở Liên Xô cũ về “Vật lý chất rắn”, đến đầu năm 1973 thì cuộc chiến phong tỏa thủy lôi ở miền Bắc chấm dứt. Tháng 02/1973, Đội đặc nhiệm 78 của Đô đốc Mc Cauley vào Vịnh Bắc Bộ vớt mìn. Và như vậy từ ngày ông về nước đến ngày kết thúc phong tỏa vẻn vẹn 9 tháng (chưa kể những tháng ông mới về chưa nhận nhiệm vụ).
Báo chí trước đây đưa tin nhóm GK-1 của ông phá được hàng trăm, hàng ngàn thủy lôi, bom, mìn đã làm chúng tôi sửng sốt, ngạc nhiên, nay lại tiếp tục xuất hiện trên báo chí ngày 21-4-2005:
“Những trận đánh xuất sắc
Những gương chiến đấu dũng cảm”
“Đội đặc nhiệm GK-1”
Tôi là thành viên của GK từ ngày đầu thành lập nhưng chưa bao giờ nghe “Đội đặc nhiệm GK-1” do ông Vũ Đình Cự làm đội trưởng. Sự thật là như vậy. Điều quan trọng hơn là “Đội đặc nhiệm GK-1” đã làm được những gì trong giai đoạn cuộc chiến chống phong tỏa chiến lược của đế quốc Mỹ từ năm 1966-1968 và từ 1972-1973?
Ở Hàn Quốc gần đây cũng có một sự kiện làm rung chuyển trong nước và thế giới về một phát minh giả của GS.TS Hwang Woo-Suk về công trình nghiên cứu tế bào mầm ở Đại học Quốc gia Seoul cùng với 6 cộng sự. Đại học Quốc gia Seoul đã sa thải các vị này và có khả năng họ sẽ ra hầu tòa.
Còn ở ta thì sao!? Một việc có liên quan đến xương máu và sự hy sinh của người khác bị xâm phạm, liệu có nên đưa ra ánh sáng không?

Ngày 20 tháng 4 năm 2006

Tác giả: PHI ĐĂNG

VŨ ĐÌNH CỰ VÀ TỔ GK-1

Cứ mỗi lần đi xe máy theo phố Tạ Quang Bửu - con phố ngoằn ngoèo lượn qua Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Tôi dừng xe giây lát nhìn lại ngôi nhà A. Tôi chợt nhớ về 12 ngày đêm tháng 12-1972. Hà Nội ngút trời khói lửa! Và tôi cảm thấy nên kể lại đôi điều với bạn đọc hôm nay - nhất là các bạn trẻ - về công việc thầm lặng của một nhóm các nhà khoa học trong trường đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...

Chiến dịch xuân - hè 1972 bắt đầu:
Lần đầu tiên xe tăng hạng nặng của ta cùng một lúc xuất kích ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Nam Bộ. Pháo lớn dồn dập nã mỗi ngày hàng nghìn, hàng chục nghìn quả vào Dốc Miếu - Cồn Tiên, Đắc Tô - Tân Cảnh, Lộc Ninh - An Lộc. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có cơ phá sản! Tổng thống Mỹ Richard Nixon hết sức bối rối, trở nên hung hãn một cách tuyệt vọng...
Tháng 4-1972, ông ta ra lệnh ném bom miền Bắc Việt Nam. Khác với lối đánh của Lyndon Johnson trước kia là “leo thang” từng nấc, từng nấc một, vừa “leo” vừa thăm dò dư luận,Richard Nixon dùng lối đánh phủ đầu. Ngày 14-4, B-52 giội bom trải thảm xuống Vinh. 2 giờ 15 phút sáng 16-4, B-52 đánh cảng Hải Phòng. 9 giờ 30 phút sáng hôm đó, máy bay cường kích chiến thuật đánh thẳng vào Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chưa đầy một tháng sau, vào lúc 2 giờ sáng ngày 9-5-1972, nhân danh Tổng Tư lệnh các lực lượng quân sự Mỹ, R. Nixon ra lệnh thả thủy lôi phong tỏa tất cả các cảng biển, cửa sông ở miền Bắc Việt Nam. Ông ta không ngần ngại đem dùng cả thủy lôi chiến lược MK-52 để - theo lời ông - “bịt chặt” cảng Hải Phòng, “bóp nghẹt cổ họng” đối phương, chặn đứng sự viện trợ quốc tế! Các tàu Trung Quốc, Liên Xô, Cuba... không thể cập bờ.
Nixon những tưởng đối phương sau một thời gian bị “bóp nghẹt cổ họng”, sẽ kiệt sức dần vì thiếu gạo, thiếu xăng, thiếu vũ khí...
Tướng Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, liền gặp ngay Giáo sư Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, đề nghị Giáo sư biệt phái một số nhà khoa học sang giúp ngành giao thông nhanh chóng nghiên cứu, chế tạo các loại khí tài rà phá thủy lôi từ tính và bom từ trường, để bẻ gãy các gọng kìm phong tỏa của Nixon trên đường biển, đường sông và đường bộ.
Hai tổ nghiên cứu mang mật danh GK-1 và GK-2 được thành lập. G là chữ cái đầu biểu hiện cho từ Giao thông, K là chữ cái đầu biểu hiện cho từ Bách khoa. Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự được Bộ trưởng Tạ Quang Bửu tin cậy cử làm tổ trưởng tổ GK-1, một tổ nghiên cứu gồm nhiều nhà khoa học cán bộ kỹ thuật của Trường Bách khoa lúc ấy như Bùi Minh Tiêu, Nguyễn Bính, Nguyễn Trọng Quế, Đoàn Đức Thành v.v...
Vũ Đình Cự thuộc thế hệ những nhà khoa học được đào tạo sau Cách mạng tháng Tám. Ông tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1956 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1965, rồi luận án tiến sĩ khoa học năm 1967 tại Trường Lomonosov (Matxcơva) khi mới 30 tuổi. Trở thành nhà vật lý chất rắn đầu ngành ở nước ta, ông giảng dạy ở Khoa Toán - Lý Trường Bách khoa Hà Nội và là người xây dựng nên lý thuyết màng mỏng từ tính nổi tiếng, được nhiều nước - kể cả Mỹ - vận dụng khi chế tạo các bộ nhớ của máy tính điện tử...
Việc đầu tiên của tổ GK-1 là đi tìm hiểu thực tế rà phá thủy lôi. Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự và một số cán bộ giảng dạy Trường Bách khoa cùng đi với ông Kha, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Kỹ thuật Bộ Giao thông - Vận tải, xuống Hải Phòng hỏi chuyện ông Kỳ, Cục trưởng Cục Đường biển, rồi ra thăm bến cảng. Bên Giao thông cho biết: Do chưa nắm được nguyên lý hoạt động của các loại thủy lôi mà Nixon vừa mới thả, cho nên việc rà phá chưa có bài bản, kết quả ít, thương vong nhiều!
Nửa tháng sau, tổ GK-1 trở lại Hải Phòng. Ông Thái Phong ở cảng vừa “bắt sống” được thủy lôi chiến lược MK-52 của Mỹ! Đó là loại thủy lôi đủ sức đánh chìm tàu mười vạn tấn! Công việc cần làm lúc này là “hỏi cung” cái tay “tù binh không biết nói” kia.
Đầu tháng 7 dương lịch, đang giữa mùa hè. Người cởi trần, người mặc may ô, các thành viên tổ GK-1 tiến hành thí nghiệm ở hai phòng khác nhau và liên hệ với nhau qua máy bộ đàm. Máy dao động ký, máy đo từ trường, dụng cụ đo dòng điện, máy phát âm tần, loa phát âm thanh... đều được chở từ Hà Nội xuống. Quả thủy lôi đã được rút hết thuốc nổ, dựng đứng giữa gian phòng. Vây quanh nó là cuộn dây Helmholtz gồm những vòng dây nằm sát sàn nhà và những vòng khác treo lơ lửng ngang tầm cao của quả thủy lôi.
“Đưa lợn về chuồng! Đưa lợn về chuồng!” Câu ấy có nghĩa: Đưa thiết bị phát từ vào thí nghiệm!
Ngòi nổ của quả thủy lôi được thay bằng một bóng đèn. Bao giờ các điều kiện gây nổ được thỏa mãn thì bóng đèn lóe sáng. Từ trường phải có cường độ bao nhiêu? Dạng xung phải như thế nào? Âm thanh có tác động gì không? Tác nhân gây nổ là gì? Lõi cuộn cảm và lõi hình xuyến làm bằng vật liệu gì? Dùng điện xoay chiều có được không?
Tại sao có những đoạn luồng lạch tàu ta chạy qua chạy lại nhiều lần mà chẳng sao cả. Thế rồi bỗng một hôm tàu bị nổ tung đúng ngay buồng lái, thuyền trưởng chết tại chỗ? Tại sao có những chỗ tàu phá thủy lôi rà đi quét lại nhiều lần, chẳng thấy nổ niếc gì, nhưng khi nó vừa dắt tàu chở hàng lướt qua là bị nổ ngay?
Để trả lời cho bao nhiêu câu “tại sao” hóc hiểm đó, cần phải “hỏi cung” thật kỹ tên “tù binh” cỡ bự kia. Tổ GK-1 cố thuyết phục ông Thái Phong vui lòng cho đưa “thằng MK-52” từ cảng Hải Phòng về Trường Bách khoa Hà Nội, nơi có đủ thiết bị thí nghiệm.
Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự triệu tập cuộc họp tổ, lắng nghe ý kiến mọi người, rồi trình bày giả thuyết hợp lý, và gợi ý cho từng nhóm chuyên đề cần giải quyết dứt điểm những vấn đề gì, cách làm thí nghiệm khảo sát ra sao. Về phần mình, ông nhận trách nhiệm xác định các thông số cho bài toán lý thuyết.
Giữa lúc tổ GK-1 đang tìm cách “trị” thủy lôi chiến lược MK-52, thì các chiến trường nêu thêm một yêu cầu mới: Phải có ngay biện pháp chống các mô-đen mới của thủy lôi chiến thuật MK-42...
Ông Bùi Minh Tiêu vốn là một nhà lãnh đạo quân giới nổi tiếng từ thời chống Pháp, người cộng sự gần gũi của Tướng Trần Đại Nghĩa ở chiến khu Việt Bắc. Nay tham gia tổ GK-1, ông giải quyết thành công một vấn đề then chốt: thiết lập được sơ đồ chức năng của vũ khí địch, tính ra dạng tín hiệu tác động vào nó. Kết quả này được nhóm chuyên đề kỹ thuật tự động sử dụng để thiết kế khí tài phá nổ.
Tổ GK-1 cũng tiến hành hàng loạt thí nghiệm để xác định các tín hiệu bất lợi đối với quả thủy lôi để gây nhiễu, khiến nó không thể hoạt động bình thường. Từ đó thiết kế khí tài gây nhiễu.
Áp dụng công thức của Viện sĩ Lev Landau, Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự viết Bài toán xác định từ trường của một cuộn dây tròn và dẹt. Tiến sĩ Nguyễn Bính nhận giải bài toán phức tạp đó. Anh tự mình chọn phương pháp giải, viết chương trình tính, xác định các bước giải. Để cho đáp án, máy tính điện tử Minsk-22 lúc bấy giờ đặt trong tòa nhà 39 Trần Hưng Đạo (trụ sở của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước) đã phải chạy trong vòng 7 giờ 30 phút, làm khoảng 170 triệu phép tính, 2.400 lần cho kết quả, mỗi lần 6 thông số - những số liệu cần thiết cho người sử dụng khí tài phá nổ hoặc gây nhiễu thủy lôi.
Các khí tài được đưa ra thử nghiệm tại hiện trường có tàu bè qua lại y như thật, ở cảng Chùa Vẽ và đảo Cát Hải (Hải Phòng) trước khi được sản xuất hàng loạt cung cấp cho các đội tàu phá thủy lôi ngành giao thông - vận tải.
19 giờ 15 phút tối 18-12-1972, chiến dịch của Mỹ dùng máy bay B-52 ném bom trải thảm Hà Nội, Hải Phòng bắt đầu và kéo dài đến hết đêm 29-12-1972.
Vài con số nhắc ta nhớ lại: mỗi ngày đêm Nixon cho xuất kích 140 lần chiếc “siêu pháo đài bay” B-52, 300 lần chiếc “cánh cụp cánh xòe” F-111, và 500-700 lần chiếc máy bay ném bom chiến thuật. Tổng số bom Mỹ giội xuống Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm ấy có sức công phá bằng 2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima.
Trường Bách khoa Hà Nội là mục tiêu ném bom của máy bay chiến thuật. Dãy nhà số 19 trúng bom hơi... Tổ GK-1 chuyển vào làm việc trong tầng hầm nhà A, một tòa nhà vững chãi của khu Đông Dương học xã cũ. Anh em bám trụ tại trường, không sơ tán. Nhà trường cho chở đến một xe com-măng-ca bắp cải để anh em luộc ăn dần.
Bộ trưởng Tạ Quang Bửu nhiều lần đến đây dự những cuộc họp của tổ GK-1. Ông ngồi xuống sàn xi măng, viết, vẽ lên mặt sàn những điều đang nghĩ, nêu ra những giả thuyết gợi mở...
7 giờ sáng ngày 30-12-1972, Nixon buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra Bắc, khẩn khoản mời ta trở lại cuộc “mật đàm” tại thị trấn Gif-sur-Yvette gần Paris.
Hà Nội, Hải Phòng được ăn một cái Tết hòa bình.
Nhưng nhiệm vụ của tổ GK-1 còn rất nặng nề. Phải mau lẹ chế tạo hàng loạt khí tài để quét nhanh, quét gọn, quét sạch thủy lôi và bom từ trường trên đường biển, đường sông và đường bộ. Một chiến dịch vận tải lớn với quy mô chưa từng có bắt đầu ngay từ trước Tết Quý Sửu - 1973.
Nước nhà vẫn chưa thống nhất...
Ghi nhận công lao thời chống Mỹ cứu nước, năm 1996, Nhà nước ta phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho Công trình phá thủy lôi từ tính và bom từ trường , bảo đảm giao thông (1967-1972). Tổ GK-1 là một đơn vị tham gia công trình này, cùng nhiều đơn vị bạn trong quân đội cũng như trong ngành Giao thông - Vận tải.

HÀM CHÂU

Lời bình:Hàm Châu là “nhà báo khoa học” có nghề.Với các thuật ngữ khoa học như cuộn dây Helmholtz,cuộn dây tròn và dẹt,với việc nêu các tên tuổi Lev Landau,Lomonossov,người đọc bình thường thật dễ xúc động và tin là thật !!!
Bom ,mìn, thủy lôi… là công việc quân sự,tưởng chừng không có liên quan gì tới vận tải biển.Nhưng,trên thực tế không phải như vậy.Trong suốt ba năm qua,với mục đích tìm hiểu lịch sử ngành vận tải biển trong thập niên 60,70,trong những câu chuyện của các thuyền trưởng,máy trưởng,các lãnh đạo ngành …,có một chữ được nhắc đi nhắc lại tới hàng nghìn lần ,đó chính là từ “thủy lôi” khiến tôi phải quan tâm tới cái vũ khí chết người này và tự mình bị lâm vào một tình thế khó xử,đó là phải tự trả lời câu hỏi :ai là người đã dẹp thủy lôi để cho các con tàu tiến lên được,chính những người đường biển và hải quân đã làm việc này hay có sự mở đường của các nhà khoa học như nhiểu trang web đã viết như vậy ?.Công việc dò tìm sự thật đã khiến tôi phải đọc hai bài báo có tính chất “phản biện” gay gắt với nhau về giáo sư tiến sĩ Vũ đình Cự ,”nhà khoa học của thủy lôi” :một là bài báo của phóng viên Hà Hồng trên báo Nhân Dân ngày 21/04/2005 (và cả của Hàm Châu,một nhà báo chuyên viết về các nhà khoa học) và một loạt ba bài trả lời của tác giả Phi Đăng.Là người theo dõi các buổi tổng kết của đường biển trong ba năm qua,xin được nói vài lời về Phi Đăng.Anh là đại tá hải quân,người được Bộ Tư Lệnh đặc trách cử sang giúp Đường Biển có khái niệm về quân sự,bom mìn,thủy lôi ngay từ những ngày đầu tiên chống chiến tranh phá hoại vào năm 1967.Từ đó,cuộc đời anh gắn chặt với các hoạt động bảo đảm giao thông thời chiến.Nay,Phi Đăng đã về hưu và sống tại Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.Các bài báo này,anh đã trực tiếp gửi tới Tổng Biên tập báo Nhân Dân năm 2005 và chúng tôi đã xin phép khi đưa lên blog này

NHỮNG TRẬN ĐÁNH XUẤT SẮC
NHỮNG GƯƠNG CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM
“ĐỘI ĐẶC NHIỆM GK-1”

Tháng 5-1972, đế quốc Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng và vùng biển miền Bắc, tuyên bố áp dụng biện pháp “cắt đứt giao thông đến mức tối đa”, nhằm gây áp lực với ta tại Hội nghị Pa-ri. Tạp chí Thời báo của Mỹ ra ngày 22-5-1972, nhận định: “Ném bom với quy mô và mức độ tàn bạo nhất từ trước tới nay cũng như thả mìn phong tỏa hải cảng và bờ biển là hành động vừa quá ư mạo hiểm vừa quá ư bất lực”. Bộ đội, dân quân và các nhà khoa học đã vô hiệu hóa việc thả mìn phong tỏa hải cảng và bờ biển miền Bắc.

Rà phá thủy lôi từ tính và bom từ trường trên sông, biển và đất liền là công việc rất khó khăn. Từ năm 1967, Mỹ đã dùng loại vũ khí nguy hiểm nói trên để đánh phá giao thông trên biển, lúc đó bộ đội ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Các bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố đã có nhiều hội nghị liên tịch với các ngành giao thông vận tải, Cục Đường biển, Bộ đội Hải quân... bàn cách chống địch phong tỏa đường biển. Các cơ quan nghiên cứu của Bộ Tư lệnh Công binh, Quân chủng Hải quân, cùng các cơ quan dân sự tập trung lực lượng nghiên cứu các biện pháp phá gỡ mìn và thủy lôi. Sau ngày Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng và vùng biển miền Bắc, ngoài các lực lượng nói trên, Đảng và Nhà nước còn huy động thêm lực lượng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cách rà phá thủy lôi từ tính và bom từ trường. Đội đặc nhiệm GK-1 ra đời trong bối cảnh đó.
Để hiểu kỹ hơn công việc của đội đặc nhiệm GK-1, chúng tôi tìm gặp Giáo sư - Tiến sĩ (GS.TS) Vũ Đình Cự, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội. Ông chính là đội trưởng GK-1. GS. Vũ Đình Cự kể: “Vào cuối tháng 5-1972, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học ở Liên Xô trước đây về công tác tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi được Bộ trưởng Đại học lúc đó là đồng chí Tạ Quang Bửu cho mời lên giao nhiệm vụ. Bộ trưởng đã quyết định thành lập một đội đặc nhiệm gồm mười nhà khoa học do tôi làm đội trưởng, phối hợp các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu thủy lôi từ tính và bom từ trường (MK-52, MK-42). Đội đặc nhiệm mang tên GK-1 (G - viết tắt cụm từ Giao thông vận tải. K - viết tắt cụm từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), có nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ bản về loại vũ khí thông minh này; xây dựng hệ thống đo lường chính xác, tìm ra thông số kỹ thuật của thủy lôi, bom từ trường; cung cấp các tư liệu, thiết kế các thiết bị rà phá chuyển cho các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải và bộ đội Công binh chế tạo. GK-1 được ưu tiên cung cấp những thiết bị tốt nhất của trường lúc đó như máy dao động kỳ để đo tần số và bố trí một phòng thí nghiệm tại khu nhà A của trường.
Làm thế nào có thủy lôi từ tính, bom từ trường để nghiên cứu? Công việc không đơn giản và cũng thật sự nguy hiểm. Sau khi được dân quân địa phương báo tọa độ có thủy lôi, nhóm đặc biệt của tổ bảo đảm hàng hải (Bộ Giao thông vận tải) vào cuộc. Mỗi lần các anh đi tìm thủy lôi là mỗi lần đơn vị tổ chức buổi chia tay đặc biệt. Các anh để lại kỷ vật, thư viết cho người thân... Đến bãi có thủy lôi chỉ mang theo một chiếc clê bằng nhôm. Để giảm tối đa thương vong, chỉ một người tiếp cận thủy lôi, sau đó có báo cáo với người chỉ huy qua lời nói, người này truyền cho người kia. Với tinh thần dũng cảm, kinh nghiệm tháo gỡ bom mìn, các anh đã chuyển được thủy lôi từ tính, bom từ trường về cho đội đặc nhiệm nghiên cứu, sau khi đã tháo hết thuốc nổ.
GS.TS Vũ Đình Cự kể về những ngày tháng hào hùng đó cho chúng tôi một cách chi tiết, cụ thể, y như sự việc mới diễn ra hôm qua. Vừa đưa xem đầu điện khai nổ bom từ trường M-42 (kỷ vật mà GS còn giữ lại được sau 33 năm), giáo sư vừa kể cho chúng tôi nghe việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của bom, mìn. Một kỷ niệm làm giáo sư nhớ nhất là để tìm hiểu cấu tạo của đầu điện khai nổ chỉ có phương án duy nhất lúc đó là phải cưa bom, mìn, để xem cấu tạo như thế nào. Đây là việc làm nguy hiểm vì trong đầu điện khai nổ này còn một lượng thuốc nổ khoảng 250 gam. Trong đội đặc nhiệm có GS.TS Bùi Minh Tiêu là người cao tuổi nhất. Anh nói với cánh trẻ chúng tôi: Các cậu để mình cưa cho, ngộ nhỡ có làm sao thì... các cậu còn trẻ cần phải tiếp tục công việc. Tất nhiên là chúng tôi không chịu nhường “ông già”. Cuối cùng cả nhóm thống nhất phương án: ba người thay phiên nhau cưa. May sao mọi việc diễn ra suôn sẻ. Hơn 30 năm đã qua nhưng giáo sư Vũ Đình Cự còn giữ lại được những bản vẽ mạch lô-gic trên tờ giấy đã úa vàng, mô tả lại toàn bộ cơ chế hoạt động của thủy lôi, bom từ trường. Những bản vẽ này là kết quả của hơn hai tháng tiến hành “phẫu thuật” các loại bom từ trường, thủy lôi...
Sau hai tháng nghiên cứu (từ tháng 5 đến tháng 7-1972) đội đặc nhiệm đã có báo cáo gửi cho Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, đơn vị Công binh về chế độ gây nổ của từng loại bom, về sơ đồ thiết kế để các đơn vị quốc phòng, giao thông vận tải thiết kế, chế tạo các thiết bị rà phá bom mìn. Theo các nhà khoa học trong đội đặc nhiệm: các loại bom này được cài đặt các chương trình nhận biết tàu đặc chủng của đối phương sau đó bộ phận kích nổ làm việc cho thủy lôi nổ. Có những thủy lôi chỉ nổ khi có tàu tải trọng lớn đi qua, hoặc chỉ nổ khi có tàu thứ ba đi qua chứ không phải tàu thứ nhất. Có những loại nổ bất chợt, hay không theo quy luật, hòng gây tâm lý cho người điều khiển phương tiện thủy. Giới chóp bu của Lầu Năm Góc rêu rao rằng loại thủy lôi chúng thả ở cảng Hải Phòng có thể kích nổ từ vệ tinh. Bằng các thí nghiệm cụ thể các nhà khoa học trong đội đặc nhiệm GK-1 đã chứng minh được rằng thủy lôi không thể kích nổ được từ vệ tinh, đó chỉ là đòn chiến tranh tâm lý. Trong phòng thí nghiệm, nhóm đặc nhiệm đã nghiên cứu thành công các loại thiết bị gây từ trường giả làm cho bom tưởng là có tàu đi qua, phát nổ; thiết kế được máy đo từ trường độ chính xác cao (1/1000 oxtedt) từ trường. Điều đáng nhớ là chiếc máy đó được tạo ra bằng một chương trình phần mềm do chính các nhà khoa học nhóm GK-1 viết để chạy trên máy tính Min-xcơ 32 của Liên Xô.
Cùng với các tài liệu thiết kế của nhóm đặc nhiệm, các đơn vị có liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư lệnh Công binh, bộ đội địa phương, dân quân du kích đã có những cách phá thủy lôi sáng tạo, đạt hiệu quả cao.
Thi hành điều khoản về phá gỡ mìn và thủy lôi được quy định trong Hiệp định Pari, đoàn tàu rà quét bom mìn của Mỹ đã vào khu vực Nam Triệu (Hải Phòng) ngày 5-02-1973... đoàn gồm 20 tàu chở 50 máy bay lên thẳng, tàu tên lửa điều khiển và hơn năm nghìn lính Mỹ thuộc đội đặc nhiệm 78 do Đô đốc Mắc Cao-ly chỉ huy. Phương tiện rà phá mìn của Mỹ sử dụng gồm có tàu quét lôi MSO (để quét thủy lôi âm thanh), cuộn từ MK-105 kéo trên mặt biển bằng máy bay lên thẳng CH-53 (để quét thủy lôi từ tính). Phương tiện tuy hiện đại, lực lượng tuy đông nhưng từ ngày 6-3 đến ngày 18-7-1973 chúng chỉ gây nổ được ba quả ở luồng Nam Triệu và tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ. Trong đợt rà phá này, phía Mỹ đã bị rơi hai máy bay lên thẳng, một phi công tử nạn. Trong khi đó các thiết bị gây nổ do GK-1 phối hợp Bộ Giao thông vận tải chế tạo, đưa đi rà phá trên biển (từ tháng 7-1972 đến tháng 2-1973) không ai bị thương vong.
Ghi nhận thành tích của bộ đội, các đơn vị dân sự, các nhà khoa học, vào dịp kỷ niệm mừng Quốc khánh 2-9-1996, Đảng và Nhà nước đã trao tặng phần thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một cho: Viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Tư lệnh Hải quân, Viện Kỹ thuật (Bộ Giao thông vận tải), các cục: Đường bộ, Đường sông, Đường biển, Cảng Hải Phòng, Ty Bảo đảm Hàng hải và Đội đặc nhiệm GK-1 (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), vì đã có thành tích phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông thời kỳ 1967-1972. GS.TS Vũ Đình Cự và nhiều thành viên khác trong Đội đặc nhiệm GK-1 được thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì.
Chiến tranh đã lùi xa, các nhà khoa học và công nghệ đang đóng góp công sức của mình cho thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ các bài học trong chiến tranh, làm thế nào để phát huy trí tuệ của lực lượng trí thức?
Trả lời câu hỏi này của chúng tôi. GS.TS Vũ Đình Cự cho biết: Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng đóng vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tôi mong muốn các cấp có thẩm quyền cần xây dựng một số chương trình đề tài quan trọng của đất nước, sau đó giao đích danh cho cá nhân hoặc tập thể các nhà khoa học thực hiện, tạo mọi điều kiện tốt nhất mà Nhà nước có thể đáp ứng được. Có như vậy mới làm “ra tấm, ra miếng” những vấn đề cụ thể, trong từng ngành, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

HÀ HỒNG


Một vài ý kiến nhân đọc bài:
NHỮNG TRẬN ĐÁNH XUẤT SẮC
NHỮNG GƯƠNG CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM
“ĐỘI ĐẶC NHIỆM GK-1”

(Đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-4-2005)
Tác giả: Bài và ảnh: HÀ HỒNG

Nhân được đọc bài báo trên do GS.TS Vũ Đình Cự kể, nhà báo Hà Hồng biên tập, tôi xin phép được nêu một số vấn đề giúp bạn đọc quan tâm tham khảo.
Xin phép GS.TS Vũ Đình Cự cho biết: “Đội đặc nhiệm GK-1” do ông làm đội trưởng được thành lập theo quyết định nào, ai ký và ký vào thời gian nào?
“Đội đặc nhiệm GK-1” do giáo sư làm đội trưởng và 9 nhà khoa học gồm những ai?
Giáo sư có thể kể cụ thể một số trận đánh xuất sắc và các gương chiến đấu dũng cảm của “Đội đặc nhiệm GK-1” cho chúng tôi học tập được không?
Chúng tôi là những người được Bộ trưởng GTVT Phan Trọng Tuệ giao nhiệm vụ theo dõi công tác bảo đảm giao thông thời chiến, bao gồm công tác chống phong tỏa còn sống đến ngày nay chưa hề nhận được bản thiết kế các thiết bị rả phá của GK-1. Ông có thể công bố các bản thiết kế thiết bị rà phá đã chuyển cho các đơn vị GTVT và Công binh để chế tạo. Vì đây là bằng chứng nói lên sự thật.
Cũng nhân bài này, chúng tôi muốn nhắc lại cuộc trưng bày hiện vật gồm quả thủy lôi MK-52, một số hiện vật và đề tài Nghiên cứu Entracen của GH-1 (Giao thông và Đại học Tổng hợp) về tính khúc xạ của tia LASER trong màn khói đậm đặc của bột cao su. Cuộc trưng bày này có mời Bộ Chính trị và các đồng chí Trung ương, các nhà khoa học như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa... đến tham quan. Sau khi cuộc trưng bày kết thúc, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ hỏi chúng tôi: “Sao tôi không thấy Hải quân và Đường biển lên dự?”. Chúng tôi trả lời: “Không được mời nên các đồng chí không lên”.
Nhà vật lý chất rắn mới về được vài tháng đứng ra thuyết minh về thủy lôi trong khi những kỹ sư về thủy lôi được đào tạo chính quy ở nước ngoài về và những người trực tiếp tháo gỡ thủy lôi mang lên Hà Nội thì không hề hay biết gì về cuộc trưng bày này.
Đầu nổ MK-42 chúng tôi đưa lên để nghiên cứu thì ông Cự giữ lại làm “kỷ vật”! Đây là tài sản của Quốc gia, Quốc phòng phải đổi bằng xương máu mới có được, tại sao biến thành “kỷ vật”?
Chúng ta làm công tác khoa học cần phải trung thực và khiêm tốn! Ngành khoa học nào cũng có những chuyên sâu riêng của nó, nhất là vũ khí chiến lược. Ông Vũ Đình Cự về nước tháng 5-1972 thì đến năm 1973 cuộc chiến chống phong tỏa đã kết thúc. Vậy mà sau 2 tháng (5/1972) ông về nước đến (7/1972) “Đội đặc nhiệm của ông đã có báo cáo gửi Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng về các chế độ gây nổ của từng loại bom, mìn..., vẽ sơ đồ thiết kế để các đơn vị Giao thông vận tải và Quốc phòng chế tạo rà phá bom mìn...”. Thật là một kỳ tích! Vì ở đây không thấy đề cập đến sự phát triển của những công trình nghiên cứu của các đơn vị, cán bộ chuyên ngành trước.
Ở các làng quê dọc theo các triền sông, ven biển, đài phát thanh, báo chí đã đưa tin có những em bé chăn trâu, các cô gái đi làm ruộng cũng phá được bom, mìn từ trường bằng cách kéo tấm tôn qua bãi mìn cũng làm nổ râm rang. Vậy thì chế độ gây nổ là đơn giản như vậy thôi có gì mà “Đội đặc nhiệm GK-1” phải nghiên cứu. Cái mà chúng tôi hy vọng vào các nhà khoa học là ở chỗ làm sao ngược lại, có nghĩa là không cho nổ mà đưa nó đi đến nơi an toàn, xử lý sau để bảo vệ cầu, tuyến đường sắt, các công trình.
Nhiệm vụ của những chiến sĩ công binh là phải làm như vậy.
Điểm cuối cùng chúng tôi muốn nêu lên là trong bài báo ra ngày 21-4-2005 ông Vũ Đình Cự còn có ý so sánh giữa Đội đặc nhiệm 78 do Đô đốc Mc Cauley chỉ huy với “Đội đặc nhiệm GK-1” do ông làm đội trưởng đã tham gia rà phá trên biển từ tháng 7/1972 đến tháng 2/1973 “không ai bị thương vong”. Còn Đội đặc nhiệm của Đô đốc Mc Cauley thì bị “rơi 2 trực thăng và 1 người tử nạn”.
Những vấn đề GS Vũ Đình Cự đề cập trên báo Nhân Dân ngày 21-4-2005 đã để lại cho những người trực tiếp làm công tác này từ năm 1966 đến 1973 nhiều bức xúc và ngạc nhiên về những ngộ nhận của ông Vũ Đình Cự.
Chúng tôi thấy cần thiết phải tổ chức một cuộc họp gồm các đơn vị có liên quan để xác nhận và đánh giá sự hoạt động và những đóng góp của GK-1 trong công cuộc chống phong tỏa của đế quốc Mỹ.
Còn những vấn đề khác sẽ nói ở Bài 2 có tựa đề: “SẢN PHẨM”.

Ngày 03 tháng 02 năm 2006

Tác giả: PHI ĐĂNG



BÀI 2
SẢN PHẨM

Xã hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ có sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, thông qua sự lao động bằng cơ bắp và trí óc. Còn một loại sản phẩm đặc biệt nữa được gọi là chất xám.
Sản phẩm chủ yếu:
- Của nông dân là nông sản (lúa gạo).
- Của ngư dân là thủy hải sản (tôm cá).
- Của anh thợ rèn: sản phẩm của những người lao động thủ công chủ yếu bằng cơ bắp (dao, rựa, cuốc, cày...).
- Của thi sĩ là những bài thơ...
- Của văn sĩ là những tác phẩm văn học.
- Của nhạc sĩ là những bản nhạc, bài hát...
- Của họa sĩ là những tác phẩm hội họa...
- Của nhà điêu khắc là những tượng đài...
- Của các nhà khoa học nổi tiếng trong nước gần đây:
+ GS Lương Đình Của: Giống lúa ngắn ngày, cao sản, kháng rầy, chịu hạn...
+ GS.BS Tôn Thất Tùng: Mổ gan không chảy máu...
+ GS.TS Lê Văn Thiêm: Sơ đồ P.E.R.T...
+ Tạ Quang Bửi, Trần Đại Nghĩa, các nhà nghiên cứu chiến lược về khoa học quân sự...
+ BS Phạm Ngọc Thạch: Công trình nghiên cứu bệnh Lao...
+ GS Trần Văn Giàu: Nhà nghiên cứu Sử học...
Vấn đề tôi muốn nói ở đây là người nông dân, đến anh thợ rèn, những văn nghệ sĩ, những nhà khoa học đều có sản phẩm và những sản phẩm của họ đã thực sự đi vào đời sống của nhân dân. Nhắc đến họ ai cũng hiểu họ là Ai, đã cống hiến cho xã hội những sản phẩm gì, tên tuổi của họ gắn liền với những con đường, góc phố trong cả nước, trong lòng nhân dân.
Thời gian là “Quan tòa” vô cùng công minh, đã phán xét một cách khách quan: Ai có danh hiệu mà không có sản phẩm hoặc có sản phẩm nhưng những sản phẩm đó không phải do họ lao động sáng tạo ra. Báo chí trong năm 2005 đã bắt đầu nói về họ. Sự chịu đựng của nhân dân và xã hội cũng chỉ có giới hạn!
Thước đo công bằng nhất là phải lấy sản phẩm ra “cân, đong, đo, đếm”.
Chủ nghĩa xã hội khoa học và văn minh là hướng mọi người đến cái Thiện: có làm có hưởng, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều, không làm không hưởng. Tại sao trong những “ngóc ngách” của xã hội hiện nay đâu đó còn có chuyện ngược lại?
Họ mang trong người họ nhiều “Mác”, những cái “Mác” đó được hợp thức hóa và như vậy, hết “ngày dài lại đêm thâu” họ ung dung “ký gửi” trên những lao động của người khác. Không những thế họ được “đằng chân, lân đằng đầu”, họ bắt Nhà nước “cần xây dựng một chương trình đề tài quan trọng của Đất nước, sau đó giao đích danh cho cá nhân hoặc tập thể các nhà “khoa học” thực hiện...”, họ không quên nhắc thêm: “...tạo mọi điều kiện tốt nhất mà Nhà nước có thể đáp ứng được” (Báo Nhân Dân ngày 21-4-2005 có tựa đề: Đội đặc nhiệm GK-1).
Chúng tôi không phân tích và kết luận. Chúng tôi nêu lên những cái trên tờ báo đã đăng để độc giả và xã hội phán xét.
Chúng tôi đã nén và chịu đựng hơn 30 năm rồi (từ ngày Đất nước thống nhất, chiến tranh kết thúc), vì chúng tôi nghĩ “cây kim bỏ trong túi lâu ngày cũng lòi ra”. Vậy mà, sau hơn 30 năm đến ngày 21-4-2005 lại tiếp tục:
“Những trận đánh xuất sắc
Những gương chiến đấu dũng cảm”
“Đội đặc nhiệm GK-1”

Bài 3: Sự thật về hoạt động của GK-1.

Ngày 05 tháng 02 năm 2006

Tác giả: PHI ĐĂNG



BÀI 3

SỰ THẬT VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA GK-1

Xin phép trở lại đầu đề của bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-4-2005 của tác giả Hà Hồng:
“Những trận đánh xuất sắc
Những gương chiến đấu dũng cảm”
“Đội đặc nhiệm GK-1”

Đội đặc nhiệm thường là một tổ chức trong lực lượng vũ trang. Quân đội của các quốc gia để làm nhiệm vụ đặc biệt. Ở nước ta trước năm 1975, lực lượng vũ trang và Quân đội nhân dân Việt Nam không có cái gọi là: “Đội đặc nhiệm”, ngoại trừ “Đội đặc nhiệm GK-1” do ông Vũ Đình Cự làm đội trưởng. Ở Hoa Kỳ có Đội đặc nhiệm 78 đã từng vớt mìn ở vịnh Pecxích và đã vào Việt Nam rà phá bom, mìn, thủy lôi theo những điều khoản của Hiệp định Paris.
Đội đặc nhiệm này có 2 hạm đội: Delta và Bravo gồm tàu tên lửa, khu trục, tàu vớt mìn MSO và hàng chục máy bay trực thăng v.v... do Đô đốc Mc Cauley chỉ huy đã hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ từ tháng 3/1973 đến tháng 7/1973. Vậy “Đội đặc nhiệm GK-1” của GS.TS Vũ Đình Cự làm đội trưởng có bao nhiêu quân, bao nhiêu phương tiện, trang bị kỹ thuật... hoạt động ở đâu và phá được bao nhiêu quả bom, mìn?...
Lần này chắc ông Đội trưởng “Đội đặc nhiệm GK-1” phải giải trình trước công luận những vấn đề trên để đáp ứng những mong muốn của bạn đọc và những người đã từng trực tiếp làm nhiệm vụ chống phong tỏa qua 2 giai đoạn 67-68 và 72-73.
Tháng 5/1972 ông Cự về nước sau khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp ở Liên Xô cũ về “Vật lý chất rắn”, đến đầu năm 1973 thì cuộc chiến phong tỏa thủy lôi ở miền Bắc chấm dứt. Tháng 02/1973, Đội đặc nhiệm 78 của Đô đốc Mc Cauley vào Vịnh Bắc Bộ vớt mìn. Và như vậy từ ngày ông về nước đến ngày kết thúc phong tỏa vẻn vẹn 9 tháng (chưa kể những tháng ông mới về chưa nhận nhiệm vụ).
Báo chí trước đây đưa tin nhóm GK-1 của ông phá được hàng trăm, hàng ngàn thủy lôi, bom, mìn đã làm chúng tôi sửng sốt, ngạc nhiên, nay lại tiếp tục xuất hiện trên báo chí ngày 21-4-2005:
“Những trận đánh xuất sắc
Những gương chiến đấu dũng cảm”
“Đội đặc nhiệm GK-1”
Tôi là thành viên của GK từ ngày đầu thành lập nhưng chưa bao giờ nghe “Đội đặc nhiệm GK-1” do ông Vũ Đình Cự làm đội trưởng. Sự thật là như vậy. Điều quan trọng hơn là “Đội đặc nhiệm GK-1” đã làm được những gì trong giai đoạn cuộc chiến chống phong tỏa chiến lược của đế quốc Mỹ từ năm 1966-1968 và từ 1972-1973?
Ở Hàn Quốc gần đây cũng có một sự kiện làm rung chuyển trong nước và thế giới về một phát minh giả của GS.TS Hwang Woo-Suk về công trình nghiên cứu tế bào mầm ở Đại học Quốc gia Seoul cùng với 6 cộng sự. Đại học Quốc gia Seoul đã sa thải các vị này và có khả năng họ sẽ ra hầu tòa.
Còn ở ta thì sao!? Một việc có liên quan đến xương máu và sự hy sinh của người khác bị xâm phạm, liệu có nên đưa ra ánh sáng không?

Ngày 20 tháng 4 năm 2006

Tác giả: PHI ĐĂNG

VŨ ĐÌNH CỰ VÀ TỔ GK-1

Cứ mỗi lần đi xe máy theo phố Tạ Quang Bửu - con phố ngoằn ngoèo lượn qua Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Tôi dừng xe giây lát nhìn lại ngôi nhà A. Tôi chợt nhớ về 12 ngày đêm tháng 12-1972. Hà Nội ngút trời khói lửa! Và tôi cảm thấy nên kể lại đôi điều với bạn đọc hôm nay - nhất là các bạn trẻ - về công việc thầm lặng của một nhóm các nhà khoa học trong trường đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...

Chiến dịch xuân - hè 1972 bắt đầu:
Lần đầu tiên xe tăng hạng nặng của ta cùng một lúc xuất kích ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Nam Bộ. Pháo lớn dồn dập nã mỗi ngày hàng nghìn, hàng chục nghìn quả vào Dốc Miếu - Cồn Tiên, Đắc Tô - Tân Cảnh, Lộc Ninh - An Lộc. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có cơ phá sản! Tổng thống Mỹ Richard Nixon hết sức bối rối, trở nên hung hãn một cách tuyệt vọng...
Tháng 4-1972, ông ta ra lệnh ném bom miền Bắc Việt Nam. Khác với lối đánh của Lyndon Johnson trước kia là “leo thang” từng nấc, từng nấc một, vừa “leo” vừa thăm dò dư luận,Richard Nixon dùng lối đánh phủ đầu. Ngày 14-4, B-52 giội bom trải thảm xuống Vinh. 2 giờ 15 phút sáng 16-4, B-52 đánh cảng Hải Phòng. 9 giờ 30 phút sáng hôm đó, máy bay cường kích chiến thuật đánh thẳng vào Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chưa đầy một tháng sau, vào lúc 2 giờ sáng ngày 9-5-1972, nhân danh Tổng Tư lệnh các lực lượng quân sự Mỹ, R. Nixon ra lệnh thả thủy lôi phong tỏa tất cả các cảng biển, cửa sông ở miền Bắc Việt Nam. Ông ta không ngần ngại đem dùng cả thủy lôi chiến lược MK-52 để - theo lời ông - “bịt chặt” cảng Hải Phòng, “bóp nghẹt cổ họng” đối phương, chặn đứng sự viện trợ quốc tế! Các tàu Trung Quốc, Liên Xô, Cuba... không thể cập bờ.
Nixon những tưởng đối phương sau một thời gian bị “bóp nghẹt cổ họng”, sẽ kiệt sức dần vì thiếu gạo, thiếu xăng, thiếu vũ khí...
Tướng Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, liền gặp ngay Giáo sư Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, đề nghị Giáo sư biệt phái một số nhà khoa học sang giúp ngành giao thông nhanh chóng nghiên cứu, chế tạo các loại khí tài rà phá thủy lôi từ tính và bom từ trường, để bẻ gãy các gọng kìm phong tỏa của Nixon trên đường biển, đường sông và đường bộ.
Hai tổ nghiên cứu mang mật danh GK-1 và GK-2 được thành lập. G là chữ cái đầu biểu hiện cho từ Giao thông, K là chữ cái đầu biểu hiện cho từ Bách khoa. Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự được Bộ trưởng Tạ Quang Bửu tin cậy cử làm tổ trưởng tổ GK-1, một tổ nghiên cứu gồm nhiều nhà khoa học cán bộ kỹ thuật của Trường Bách khoa lúc ấy như Bùi Minh Tiêu, Nguyễn Bính, Nguyễn Trọng Quế, Đoàn Đức Thành v.v...
Vũ Đình Cự thuộc thế hệ những nhà khoa học được đào tạo sau Cách mạng tháng Tám. Ông tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1956 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1965, rồi luận án tiến sĩ khoa học năm 1967 tại Trường Lomonosov (Matxcơva) khi mới 30 tuổi. Trở thành nhà vật lý chất rắn đầu ngành ở nước ta, ông giảng dạy ở Khoa Toán - Lý Trường Bách khoa Hà Nội và là người xây dựng nên lý thuyết màng mỏng từ tính nổi tiếng, được nhiều nước - kể cả Mỹ - vận dụng khi chế tạo các bộ nhớ của máy tính điện tử...
Việc đầu tiên của tổ GK-1 là đi tìm hiểu thực tế rà phá thủy lôi. Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự và một số cán bộ giảng dạy Trường Bách khoa cùng đi với ông Kha, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Kỹ thuật Bộ Giao thông - Vận tải, xuống Hải Phòng hỏi chuyện ông Kỳ, Cục trưởng Cục Đường biển, rồi ra thăm bến cảng. Bên Giao thông cho biết: Do chưa nắm được nguyên lý hoạt động của các loại thủy lôi mà Nixon vừa mới thả, cho nên việc rà phá chưa có bài bản, kết quả ít, thương vong nhiều!
Nửa tháng sau, tổ GK-1 trở lại Hải Phòng. Ông Thái Phong ở cảng vừa “bắt sống” được thủy lôi chiến lược MK-52 của Mỹ! Đó là loại thủy lôi đủ sức đánh chìm tàu mười vạn tấn! Công việc cần làm lúc này là “hỏi cung” cái tay “tù binh không biết nói” kia.
Đầu tháng 7 dương lịch, đang giữa mùa hè. Người cởi trần, người mặc may ô, các thành viên tổ GK-1 tiến hành thí nghiệm ở hai phòng khác nhau và liên hệ với nhau qua máy bộ đàm. Máy dao động ký, máy đo từ trường, dụng cụ đo dòng điện, máy phát âm tần, loa phát âm thanh... đều được chở từ Hà Nội xuống. Quả thủy lôi đã được rút hết thuốc nổ, dựng đứng giữa gian phòng. Vây quanh nó là cuộn dây Helmholtz gồm những vòng dây nằm sát sàn nhà và những vòng khác treo lơ lửng ngang tầm cao của quả thủy lôi.
“Đưa lợn về chuồng! Đưa lợn về chuồng!” Câu ấy có nghĩa: Đưa thiết bị phát từ vào thí nghiệm!
Ngòi nổ của quả thủy lôi được thay bằng một bóng đèn. Bao giờ các điều kiện gây nổ được thỏa mãn thì bóng đèn lóe sáng. Từ trường phải có cường độ bao nhiêu? Dạng xung phải như thế nào? Âm thanh có tác động gì không? Tác nhân gây nổ là gì? Lõi cuộn cảm và lõi hình xuyến làm bằng vật liệu gì? Dùng điện xoay chiều có được không?
Tại sao có những đoạn luồng lạch tàu ta chạy qua chạy lại nhiều lần mà chẳng sao cả. Thế rồi bỗng một hôm tàu bị nổ tung đúng ngay buồng lái, thuyền trưởng chết tại chỗ? Tại sao có những chỗ tàu phá thủy lôi rà đi quét lại nhiều lần, chẳng thấy nổ niếc gì, nhưng khi nó vừa dắt tàu chở hàng lướt qua là bị nổ ngay?
Để trả lời cho bao nhiêu câu “tại sao” hóc hiểm đó, cần phải “hỏi cung” thật kỹ tên “tù binh” cỡ bự kia. Tổ GK-1 cố thuyết phục ông Thái Phong vui lòng cho đưa “thằng MK-52” từ cảng Hải Phòng về Trường Bách khoa Hà Nội, nơi có đủ thiết bị thí nghiệm.
Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự triệu tập cuộc họp tổ, lắng nghe ý kiến mọi người, rồi trình bày giả thuyết hợp lý, và gợi ý cho từng nhóm chuyên đề cần giải quyết dứt điểm những vấn đề gì, cách làm thí nghiệm khảo sát ra sao. Về phần mình, ông nhận trách nhiệm xác định các thông số cho bài toán lý thuyết.
Giữa lúc tổ GK-1 đang tìm cách “trị” thủy lôi chiến lược MK-52, thì các chiến trường nêu thêm một yêu cầu mới: Phải có ngay biện pháp chống các mô-đen mới của thủy lôi chiến thuật MK-42...
Ông Bùi Minh Tiêu vốn là một nhà lãnh đạo quân giới nổi tiếng từ thời chống Pháp, người cộng sự gần gũi của Tướng Trần Đại Nghĩa ở chiến khu Việt Bắc. Nay tham gia tổ GK-1, ông giải quyết thành công một vấn đề then chốt: thiết lập được sơ đồ chức năng của vũ khí địch, tính ra dạng tín hiệu tác động vào nó. Kết quả này được nhóm chuyên đề kỹ thuật tự động sử dụng để thiết kế khí tài phá nổ.
Tổ GK-1 cũng tiến hành hàng loạt thí nghiệm để xác định các tín hiệu bất lợi đối với quả thủy lôi để gây nhiễu, khiến nó không thể hoạt động bình thường. Từ đó thiết kế khí tài gây nhiễu.
Áp dụng công thức của Viện sĩ Lev Landau, Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự viết Bài toán xác định từ trường của một cuộn dây tròn và dẹt. Tiến sĩ Nguyễn Bính nhận giải bài toán phức tạp đó. Anh tự mình chọn phương pháp giải, viết chương trình tính, xác định các bước giải. Để cho đáp án, máy tính điện tử Minsk-22 lúc bấy giờ đặt trong tòa nhà 39 Trần Hưng Đạo (trụ sở của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước) đã phải chạy trong vòng 7 giờ 30 phút, làm khoảng 170 triệu phép tính, 2.400 lần cho kết quả, mỗi lần 6 thông số - những số liệu cần thiết cho người sử dụng khí tài phá nổ hoặc gây nhiễu thủy lôi.
Các khí tài được đưa ra thử nghiệm tại hiện trường có tàu bè qua lại y như thật, ở cảng Chùa Vẽ và đảo Cát Hải (Hải Phòng) trước khi được sản xuất hàng loạt cung cấp cho các đội tàu phá thủy lôi ngành giao thông - vận tải.
19 giờ 15 phút tối 18-12-1972, chiến dịch của Mỹ dùng máy bay B-52 ném bom trải thảm Hà Nội, Hải Phòng bắt đầu và kéo dài đến hết đêm 29-12-1972.
Vài con số nhắc ta nhớ lại: mỗi ngày đêm Nixon cho xuất kích 140 lần chiếc “siêu pháo đài bay” B-52, 300 lần chiếc “cánh cụp cánh xòe” F-111, và 500-700 lần chiếc máy bay ném bom chiến thuật. Tổng số bom Mỹ giội xuống Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm ấy có sức công phá bằng 2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima.
Trường Bách khoa Hà Nội là mục tiêu ném bom của máy bay chiến thuật. Dãy nhà số 19 trúng bom hơi... Tổ GK-1 chuyển vào làm việc trong tầng hầm nhà A, một tòa nhà vững chãi của khu Đông Dương học xã cũ. Anh em bám trụ tại trường, không sơ tán. Nhà trường cho chở đến một xe com-măng-ca bắp cải để anh em luộc ăn dần.
Bộ trưởng Tạ Quang Bửu nhiều lần đến đây dự những cuộc họp của tổ GK-1. Ông ngồi xuống sàn xi măng, viết, vẽ lên mặt sàn những điều đang nghĩ, nêu ra những giả thuyết gợi mở...
7 giờ sáng ngày 30-12-1972, Nixon buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra Bắc, khẩn khoản mời ta trở lại cuộc “mật đàm” tại thị trấn Gif-sur-Yvette gần Paris.
Hà Nội, Hải Phòng được ăn một cái Tết hòa bình.
Nhưng nhiệm vụ của tổ GK-1 còn rất nặng nề. Phải mau lẹ chế tạo hàng loạt khí tài để quét nhanh, quét gọn, quét sạch thủy lôi và bom từ trường trên đường biển, đường sông và đường bộ. Một chiến dịch vận tải lớn với quy mô chưa từng có bắt đầu ngay từ trước Tết Quý Sửu - 1973.
Nước nhà vẫn chưa thống nhất...
Ghi nhận công lao thời chống Mỹ cứu nước, năm 1996, Nhà nước ta phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho Công trình phá thủy lôi từ tính và bom từ trường , bảo đảm giao thông (1967-1972). Tổ GK-1 là một đơn vị tham gia công trình này, cùng nhiều đơn vị bạn trong quân đội cũng như trong ngành Giao thông - Vận tải.

HÀM CHÂU

Lời bình:Hàm Châu là “nhà báo khoa học” có nghề.Với các thuật ngữ khoa học như cuộn dây Helmholtz,cuộn dây tròn và dẹt,với việc nêu các tên tuổi Lev Landau,Lomonossov,người đọc bình thường thật dễ xúc động và tin là thật !!!



Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Bài viết của Nguyễn Thái Phong về GK1 và GSTS Vũ Đình Cự

Nguyễn Thái Phong
Nguyên Đội trưởng phá thủy lôi Ty Bảo đảm Hàng hải
(Thời kỳ 1965 – 1975)

Trả lời một số vấn đề về ông Vũ Đình Cự và GK1

Đại tá Hoàng Sơn có hỏi tôi về một số vấn đề mà ông Vũ Đình Cự tự nhận về
những kết quả nghiên cứu chế tạo thiết bị phá thủy lôi và bom từ trường trong
thời kỳ chống Mỹ phong tỏa giao thông vận tải ở miền Bắc Việt Nam. Vấn đề
này rất dài và cần làm sáng tỏ, vì từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều bài
viết của các tác giả Hà Hồng, Hàm Châu,… và của chính ông Vũ Đình Cự có
nhiều việc không chính xác về sự kiện về học thuật và hiệu quả, nhiều vấn đề
nhầm lẫn và ngộ nhận. Tôi cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận công bằng cho
tất cả các thành viên đã tham gia cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ phong
tỏa đường biển. Lâu nay, chúng tôi không tiết lộ vì lý do cần giữ bí mật quân
sự và vì vấn đề tế nhị…, nhưng các thành viên của nhóm ông Vũ Đình Cự lại
liên tục đưa ra những bài viết, thư, bài nói… sai lệch và có mưu đồ chiếm đoạt
thành quả cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ phong tỏa đường biển, nên
giờ đây, tôi phải nói ra sự thật.
Bài 1: Từ tháng 2 năm 1967, Ty Bảo đảm Hàng hải và Cục Vận tải đường biển
đã bắt đầu vào cuộc chiến tháo gỡ, nghiên cứu khoa học kỹ thuật chế tạo thiết
bị phá thủy lôi và bom từ trường với sự giúp đỡ của Hải quân. Chúng tôi đã
chế tạo nhiều thiết bị phá lôi từ tính và bom từ trường, phá nổ nhiều thủy lôi,
bom từ trường cụ thể như sau:
- Phối hợp với Hải quân và Phòng Công binh Bộ Tư lệnh 350 Viện Kỹ thuật
quân sự đã nghiên cứu và nắm vững về cơ bản sơ đồ mạch của thủy lôi
từ tính, âm thanh và bom từ trường, nắm vững cơ chế điều khiển nổ của
chúng.
- Phòng nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật phá lôi của Cục Vận tải đường biển
và Bảo đảm Hàng hải đã nghiên cứu thành công và chế tạo thiết bị phá
thủy lôi PĐ67 các thế hệ 1,2,3 và sử dụng các khí tài cảm ứng từ trường
để phá thủy lôi và bom từ trường, thiết kế và sử dụng thành công các
công nghệ tháo gỡ và phá bom từ trường đạt hiệu quả.
Từ 1967 – 1969:
o Tháo gỡ 14 quả bom từ trường MK42 và bom MK26. Trong đó có
phối hợp với C8 Hải quân tháo gỡ quả bom từ trường MK42-Mod-0
đầu tiên tại Hải phòng ngày 17/10/1967
o Tham gia trực tiếp cùng Hải quân khu sông Mã tháo gỡ thành công
5 quả thủy lôi từ tính MK52-Mod-0 đầu năm 1967 tại Lạch
Trào,Thanh Hóa.
o Thủy lôi và bom từ trường tháo gỡ được đã đưa vào nghiên cứu
khoa học kỹ thuật kịp thời, hiệu quả.
o Đội phá lôi Bảo đảm Hàng hải đã phá nổ 658 quả thủy lôi các loại,
trong đó có 2 quả thủy lôi MK52-Mod-0.
o Ngoài các thiết bị, khí tài cảm ứng từ trường, chúng tôi còn có thiết
bị phóng từ PĐ67-3 lắp lên tàu, ca nô, thuyền bè… có máy tự động
đóng ngắt, phóng từ theo chu kỳ hình sin, hình răng cưa… phá nổ
116 quả thủy lôi và bom từ trường, giải phóng rất kịp thời các
luồng vận tải và bến cảng, phục vụ chi viện chiến trường cả nước.
o Thời kỳ đó, ông Vũ Đình Cự còn đi học ở nhà trường và cũng chưa
có tổ GK1 nào cả! Thế thì tại sao lại cho rằng ông Vũ Đình Cự và
GK1 đã đi đầu trong việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật phá lôi?
Như vậy có phải là ngộ nhận hay chiếm đoạt.
(Ví dụ như bây giờ có ai đó đóng cọc dưới lòng sông đánh chìm tàu
giặc và lại ngộ nhận là phát minh của mình chứ không phải của
Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo)
Bài 2: Ông Vũ Đình Cự đăng ảnh trên báo Nhân dân ngày 21/4/2005 trong
tay cầm máy gây nổ MK42 của bom từ trường nói là kỷ vật của ông ta, nói
rằng ông Vũ Đình Cự đã dũng cảm cưa đầu MK42 rất nguy hiểm, trong đó có
250g thuốc nổ là điều bịa đặt và sai học thuật.
- Đầu MK42 là của đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải cho Đại học Bách
khoa mượn cuối năm 1972, do ông Nguyễn Nguyên Phong đến ký giấy
nhận mượn về và không trả lại mà chiếm đoạt làm kỷ vật! Hãy trả lại
kỷ vật ấy cho chúng tôi!
- Đầu MK42 (ở đuôi bom) hình trụ, sơn đen, trong có khối pin thủy ngân
và mạch bán dẫn… có đường truyền dẫn từ mạch điều khiển nổ đến đầu
nổ DST ở đầu bom. Đầu MK42 không hề có thuốc nổ. Ông Vũ Đình
Cự nói như vậy là chẳng hiểu gì về bom đạn. Chúng tôi có đòi lại đầu
MK42 nhưng ông Cự chưa trả và nói mất rồi.
(Còn nữa, sẽ đăng tiếp bài 3,4,5…)
Nguyễn Thái Phong

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Thư của Nguyên Cục Trưởng Lê Văn Kỳ gửi GS TS Vũ Đình Cự

Trên trang Quân Sử Việt Nam,một số anh em muốn được biết thêm các tài liệu gốc về RÀ PHÁ THỦY LÔI.Do không tải được lên trang đó,chúng tôi đành đưa lên trang này ,xin mời anh em đọc và cho ý kiến




Hải Phòng ,ngày 8 tháng 07 năm 2003

Thư ngỏ gửi anh Vũ Đình Cự và các anh trong
nhóm nghiên cứu thủy lôi Đại Học Bách Khoa

Những năm gần đây các phương tiện thông tin đại chúng có nhắc đến nhiều đền chiến công của quân dân ta phá thế bao vây phong tỏa đường biển bằng thủy lôi của đế quốc Mỹ .Sau khi nhà nước ông bố giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 trong đó có công trình “Phá thủy lôi từ tính và bom từ trường” đứng đầu danh sách 13 công trình khoa học kỹ thuẫt được tặng thưởng thì vần đề này lại được nhắc nhiều hơn trên các báo,trên đài phát thanh,vô tuyến truyền hình ,trên các ấn phẩm nhân dịp 40,45 năm ngày thành lập trường đại học Bách khoa.Tất cả đều mang một nôi dung ca ngợi nhóm GK 1,Đại học Bách khoa đã thành công trong việc nghiên cứu thủy lôi mà kết quả là đã phá được hàng ngàn thủy lôi của Mỹ.Qua đó nhiều người ngộ nhận rằng nhờ có công trình nghiên cứu của các anh mới phá được thế bao vây phong tỏa bằng thủy lôi của đế quốc Mỹ.Tôi đã theo dõi một thời gian dài từ đó đến nay xem các anh có phát biểu một ý kiến nào để cải chính hoặc ít ra là “ nói lại cho rõ “ hay không nhưng tôi đã thất vọng vì không nghe được,đọc được một lời nào như thế và mặc nhiên dư luận quần chúng ,kể cả trong ngành Đường Biển cũng có người cho rằng thành tích phá lôi là của nhóm ông Vũ đình Cự.

Là người lãnh đạo trực tiếp ngành Đường Biển trong thời gian chiến tranh,tôi hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với nhiệm vụ chống phá thủy lôi ,tôi vẫn nhớ rất rõ từng bước các anh đến với công trình này như thế nào.Tôi thấy cần phải nhắc lại để các anh rõ.

Giữa năm 1972,ông Kha ,Vụ trưởng Vụ KHKT Bộ GTVT đến gặp tôi chuyển lời xin phép của nhóm của anh được đến Cục tôi tham gia nghiên cứu về thủy lôi.Ông Kha còn cho tôi biết các anh đã đến Bộ Quốc Phòng đặt vấn đề nhưng không được tiếp.Đại úy hải quân Nguyễn Khoái cho tôi biết các anh cũng đã đến hải quân và bị từ chối.Nể ông Bộ trưởng Tạ Quang Bửu và thông cảm các anh đi lại vất vả tôi đồng ý cho phép các anh được nghiên cứu (có lời cảm tạ trích kèm theo) .Lúc ấy tôi cũng có nói rõ là việc phá thủy lôi chúng tôi đã làm thành công từ năm 1967-1968,hiện nay (giữa năm 1972) được sự giúp đỡ của hải quân và qua thể nghiệm bản thân chúng tôi đã nắm chắc vũ khí địch và đang thiết kế phương tiện phá nổ hàng loạt,việc tham gia nghiên cứu của các anh thực ra không cần thiết ,tôi để các anh nghiên cứu để đi sát với thực tế sản xuất chiến đấu,nắm vấn đề sau này để dạy lại cho con cháu.Những cái tên như GK1,GK2,GK 3 chỉ được các anh và ông Kha đặt ra sau khi được tôi cho phép nghiên cứu (việc đặt tên này tôi cũng không biết).Hoàn toàn không có chuyện Bộ Chính Trị ra chỉ thị thành lập tổ nghiên cứu thủy lôi mang tên GK1 do TS Vũ Đình Cự phụ trách.

Sau khi được tôi cho phép nghiên cứu ,từ tháng 8 năm 1972,các anh mới cử người xuống Hải Phòng mượn dần dần các bộ phận của thủy lôi về nghiên cứu.Người thường được cử đi làm công việc này là anh Nguyển Nguyên Phong còn ký nhận với chúng tôi nhiều văn bản mượn hiện vật mà dến nay đều không trả .Đến ngày 14/02/1973 ,nghĩa là sau khi chiến tranh kết thúc trên miền Bắc,còn mượn một đầu nổ MK-42,model 0 về nghiên cứu .Tháng 9 năm 1972 ,tổ GK của các anh mới mang xuống đường biển văn bản Nguyên lý làm việc và một số tính năng cơ bản của bom nổ chậm từ tính MK-42,model 3,vài tài liệu nghiên cứu về màng mỏng từ tính của MK-52.

Tôi cũng nhắc để các anh nhớ về quá trình côn tác nghiên cứu rà phá thủy lôi ở Đường Biển đã diễn ra như thế nào

Năm 1967,đã thành lập tổ nghiên cứu (lúc đầu có thành phần của hải quân tham gia ).Được sự giúp đỡ ban đầu rất tích cực của Hải quân,đầu năm 1968 thiết bị ĐB/67-3 của đường biển nghiên cứu chế tạo đã phá thủy lôi nổ hàng loạt ở Ninh Giang và cửa Lạch Giang,từ đó đóng vai trò chủ lực trong việc rà quét thủy lôi ,giải phóng các luồng lạch và bến phà khu IV.

Năm 1972,ngày 8 tháng 7,Cục đường biển đã đăng ký đề tài chế tạo thiết bị ĐB/72-1 có khả năng phá các loại thủy lôi từ trường ở độ sâu 10-15 m với khoảng cách an toàn là 30m,lúc này nhờ sự hỗ trợ của Hải Quân cộng với sự nghiên cứu,thể nghiệm của tổ nghiên cứu của chúng tôi ,cộng với những sự hiểu biết mới về những thủy lôi địch mới thả trên luồng Nam Triệu và kinh nghiệm thực tế khi rà quét ,Đường biển đã có hiểu biết về vũ khí địch đến mức đủ để chế tạo thiết bị rà phá hiệu quả cao.Ngày 7 tháng 8 năm 1972,Cục Đường Biển đăng ký tiếp đề tài chế tạo thiết bị ĐB/72/3 có khả năng phá các thủy lôi ở độ sâu 20-30 mét với khoảng cách an toàn 50 mét.Ngày 1/09/1972 ,Bộ Giao Thông Vận Tải duyệt cấp kinh phí nghiên cứu cho đề tài này và chúng tôi bắt tay vào thiết kế chế tạo.Như vậy,thiết bị ĐB-72-3,thiết bị chủ lực đóng vai trò quyết định trong việc rà phá thủy lôi năm 1972 không phải đựa vào những kết quả nghiên cứu của các anh.Mặt khác,trong khi thiết bị ĐB-72-3 chưa chế tạo xong thì Đường Biển đã có một hạm đội 13 chiếc với những thiết bị cũ chế tạo từ năm 1967 lăn lộn phá thủy lôi trên các luồng lạch rất có hiệu quả.

Một thực tế không thể bác bỏ là Mỹ thả thủy lôi để bao vây phong tỏa mọi hoạt động của Đường Biển,Đường Biển với sự giúp đỡ của Hải Quân ,bằng nội lực của mình,đã kiên trì tiến hành công việc nghiên cứu ,rà phá thủy lôi rất thành công,phá âm mưu bao vây phong tỏa của địch.

Về sau này các anh có mang xuống thiết bị làm nhiễu.Thiết bị này hoạt động tốt với điều kiện đặt trên miệng hố bom.Điều kiện ấy tất nhiên không phù hợp với đường biển nên không thể áp dụng. Sau hiệp định Paris ,các anh lại chế tạo thiết bị phát hiện thủy lôi còn sót lại có dạng răng bừa ,đem sử dụng thử cũng không thích hợp và kém hiệu quả hơn thiết bị thăm dò thủy lôi nằm sâu dưới bùn của tiến sĩ Hàn Đức Kim (lúc đó thuộc Bộ Cơ khí luyện kim) .(Anh Hàn Đức Kim cho tới nay không hề có một lời phát biểu nào nhắc đến công lao của mình)

Tôi muốn nói đến một số việc làm của các anh mà xem ra còn cần phải bàn cãi:
Ngày 9-10-1972 ,Đường Biển cử đồng chí Thái Phong,đội trưởng đội phá lôi lên Hà Nội mang theo toàn bộ linh kiện quả thủy lôi MK-52 và đầu nổ MK-42 thuyết minh và hướng dẫn cho các anh về mọi tính năng hoạt động của hai loại lôi này cũng như những việc Đường Biển đã làm để phá hai loại thủy lôi đó.Tiếc rằng sau đó khi đồng chí Thái Phong đã về Hải Phòng thì ông Kha và anh (Vũ Đình Cự) lại tổ chức một buổi thuyết trình với lãnh đạo Đảng và Nhà Nước về hai loại thủy lôi nói trên .Trong buổi đó,đồng chí Phan Trọng Tuệ đã phải phát biểu :” Tại sao lại không có Đường Biển ở đây?”.
Các anh có nói đến việc thiết kế làm nhiễu của các anh được sử dụng cho việc bảo vệ Si-ha-núc trên đường Hồ Chí Minh.Tôi đã gặp đại tá Lê Đình Xum ở binh đoàn 559,ông ấy nói rằng không hề có việc đó.

Những năm tháng gần đây,các tài liệu nói về vấn đề này chỉ nhắc đến nhóm GK 1.Cái tên GK 2,GK3 do các anh đặt ra nhưng các anh không quên GK3 là những người đã chỉ dẫn cho các anh những hiểu biết ban đầu về thủy lôi,tạo điều kiện cho các anh nghiên cứu mà không được nhắc đến thì có trái với truyền thống “tôn sư trọng đạo” hay không ?

Qua những sự việc ấy,tôi thấy phải đặt vấn đề xem động cơ làm việc của các anh có trong sáng hay không.Mặt khác với tư cách là người đã giúp đỡ anh tôi có quyền hỏi xem anh đã đóng góp được gì cho đất nước.Tôi cũng đã theo dõi quá trình làm việc của anh trên cương vị Phó chủ tịch quốc hội và băn khoăn về một số lời nói ,việc làm của anh như lời phát biểu về đường dây 500kV.

Tôi muốn nói riêng về việc xét và trao giải thuởng Hồ Chí Minh:
Năm 1985 có dự kiến về xét tặng giải thưởng cho công trình.Tôi và đồng chí Nguyễn Bá Phát,tư lệnh Hải quân đã trao đổi và nhất trí với nhau:”Đó là thành tựu của Hải Quân và Đường Biển và cần phải tổng kết,chưa tổng kết chưa nên xét thưởng”.11 năm sau ,giải thưởng được xét một cách vội vàng,có đơn vị không có công lao cũng đưa vào danh sách nên đã xin rút ,nội bộ Bộ GTVT phải làm một việc chọn đơn vị nào để thay thế nhưng rồi cũng không thỏa đáng.Phải chăng với cương vị của anh lúc đó,anh đã thao túng việc xét duyệt giải thưởng này làm cho nó mất một phần ý nghĩa.

Hôm nay tôi phải gửi bức thư ngỏ này là bất đắc dĩ vì sự việc cứ chìm dần vào quên lãng .Nhiều người tưởng rằng tặng giải thưởng Hồ Chí Minh là xong nhưng chúng tôi còn mắc nợ với các liệt sĩ,thương binh và bao nhiêu cán bộ,chiến sĩ lăn lộn trên mặt trận phá lôi,không quản hy sinh xương máu đến nay thương tật,bện htật đầy mình ma chưa được đánh giá cho xứng đáng .Với tư cách người phụ trách,động viên anh em phấn đấu hy sinh trong những ngày gian khổ ấy,tôi sợ rằng đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn còn mắc nợ anh em.
Vài lời tâm huyết để anh suy nghĩ

LÊ VĂN KỲ

Nguyên ủy viên Ban Điều hòa vận tải trung ương,phụ trách khu vực Hải Phòng,Quảng Ninh
Nguyên ủy viên Ban chống phong tỏa thủy lôi
Nguyên Cục trưởng Cục vận tải đường biển những năm chống Mỹ
Lão thành cách mạng

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

Trước hết xin mời các Bạn nghe giáo sư Vũ Đình Cự trả lời phỏng vấn của chúng tôi vào ngày 30 tháng 9 năm 2007 về việc giáo sư đã chỉ đạo cái nhóm được gọi là GK 1 thiết kế con tàu phá lôi .Như ta đã biết,con tàu phá lôi của Đường Biển và của Hải Quân là niềm kiêu hãnh của hai đơn vị,là một thắng lợi thật sự của công tác KHCN trong chiến tranh .Cả hai đều được xây dựng dựa trên con tàu tankist 50 tấn do Liên Xô viện trợ,riêng con tàu của Đường Biển đã phá được 163 quả thủy lôi với những nhân chứng còn sống tới ngày hôm nay


LẠI CHUYỆN “SỬA LẠI CHO ĐÚNG
BÀN THÊM CHO RÕ”

Tôi có được xem đoạn băng ghi lại buổi nói chuyện giữa giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Cự và anh Đỗ Thái Bình về việc các anh ở trường Đại học Bách Khoa tham gia vào cuộc chống phong toả bằng thuỷ lôi của Mỹ năm 1972.
Tôi nêu tóm tắt những điểm mà giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Cự đã nói:
1) Đầu điều khiển nổ của thuỷ lôi MK – 42 có 250 gram thuốc nổ. Nếu mở không khéo sẽ bị nổ. Các anh ở Đại học Bách Khoa đã vượt qua nguy hiểm và không sợ hy sinh để cưa đầu nổ này, bóc tách các vi mạch trong đầu nổ này để nghiên cứu.
2) Các anh ở Đại học Bách Khoa đã thành công tìm ra nguyên lý gây nổ của các loại thuỷ lôi MK – 42 và MK – 52, đã đóng góp vào việc thiết kế các phương tiện, thiết bị rà phá ở Cục Vận Tải Đường Biển. Cụ thể là đã làm được 1 bộ chỉnh lưu 1000A cung cấp cho Cục Vận Tải Đường Biển.
3) Các anh em ở Đường Biển không biết cách làm thế nào để có một dòng điện một chiều 1000A để đưa vào cuộn dây phát từ, kích thích cho thuỷ lôi nổ.
4) Tính toán sự phân bổ từ trường bằng máy tính điện tử của cuộn dây quấn quanh con tàu với toàn bộ khối sắt thép trong con tàu làm lõi của cuộn dây.
5) Anh em ở Đường Biển chỉ chủ yếu là đi gỡ bom, không có nghiên cứu cơ bản để làm ra các thiết bị rà phá.
6) Thuỷ lôi biết nhận dạng đâu là ôtô, đâu là tàu để cho nổ đúng lúc, đánh đúng mục tiêu.
7) Trong thuỷ lôi có đặt hệ rủi ro, nên không biết nó làm việc lúc nào, lúc nào thì nó nghỉ không làm việc.
8) Độ nhạy của thuỷ lôi giảm nên khi đưa thiết bị cũ ra rà quét thì không gây nổ và thương vong nhiều ……
Là một kỹ sư của Cục Vận Tải Đường Biển, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa khoá 3, tôi đã tham gia tổ nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị rà phá thuỷ lôi cả 2 thời kỳ 1967-1968 và 1972-1973.
Những vấn đề giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Cự đã nêu trong đoạn băng tôi có ý kiến như sau:
1) Trong đầu điều khiển nổ của MK - 42 không có thuốc nổ và không có bẫy chống tháo gỡ. Trong đó chỉ có bột chống ẩm.
2) Nguyên lý gây nổ của các loại thuỷ lôi MK – 42 và MK – 52 chúng tôi đã biết từ giai đoạn 1967 – 1968 qua các tài liệu của Hải Quân, của Bộ tư lệnh Công Binh, của Viện Kỹ Thuật Quân Sự và tự nghiên cứu.
Với các kiến thức ấy chúng tôi đã thiết kế và chế tạo được thiết bị PĐ – 67 (hơn 50 bộ) để giải quyết hiệu quả thuỷ lôi MK – 42 và cá biệt thuỷ lôi MK – 52
3) Các anh em ở Đại học Bách Khoa đề nghị được tham gia nghiên cứu về thuỷ lôi và được Cục trưởng Lê Văn Kỳ đồng ý.
Ngày 05/07/1972 nhóm Đại học Bách Khoa đã xuống Hải Phòng nghiên cứu về MK – 52 đã được anh em ở Cục Vận Tải Đường Biển nhiệt tình trao đổi, hướng dẫn cách lắp ráp và cho hoạt động lại thuỷ lôi để nhóm Bách Khoa đo đạc và mặt khác chuyển cho nhóm này các tài liệu có được của bên quân đội đã giúp nhóm Đại Học Bách Khoa nhanh chóng nắm bắt các nguyên lý hoạt động của thuỷ lôi.
Nhóm đại học Bách Khoa đã xuống Hải Phòng 2 lần để tìm hiểu và nghiên cứu trên thuỷ lôi mà Đường Biển đã tháo gỡ được và đợt nghiên cứu lần thứ 3 tại hầm bộ Giao Thông Vận Tải từ giữa cho đến cuối tháng 10/1972.
Như vậy không phải nhóm Đại học Bách Khoa đã phát hiện ra các quy luật của thuỷ lôi mà chỉ là đo đạc lại và định lượng các số liệu đã được nghiên cứu của bên Quân đội.
Thiết kế và chế tạo các thiết bị rà phá do Đường Biển độc lập làm, không có sự tham gia của Bách Khoa trừ trường hợp của ĐB-72-4.
ĐB-72-4 là phương tiện rà phá chúng tôi đề xuất chế tạo nhưng vì không có máy phát điện một chiều 100 KW nên chúng tôi phải dùng máy phát điện xoay chiều 3 pha công suất 100 KW. Tháng 10/1972 chúng tôi đã ký hợp đồng kinh tế với Đại học Bách Khoa để chế tạo bộ chỉnh lưu này và phải ứng trước 40.000đ (thời giá năm 1972). Giá thành cụ thể sẽ tính sau khi hoàn thành.
Sở dĩ chúng tôi phải ký hợp đồng làm bộ chỉnh lưu, vì chúng tôi không tìm được chỉnh lưu để làm tuy chúng tôi đã làm bộ chỉnh lưu cho máy 30KW.
Giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Cự đánh giá chúng tôi không biết làm thế nào để có dòng điện một chiều 1000A.
Nếu không biết cách làm thế nào để có dòng điện 1 chiều từ một nguồn xoay chiều thì quả là công tác đào tạo của đại học Bách Khoa quá kém!
Nhưng quả thực chúng tôi không biết cách làm thế nào để có dòng điện 1000A từ máy phát điện xoay chiều 100KW!
Sau hơn 35 năm chúng tôi vẫn chờ để có dòng điên 1000A từ máy phát điện xoay chiều 100KW như GS Cự mô tả!
Bộ chỉnh lưu mà Bách Khoa giao cho chúng tôi để lắp xuống ĐB-72-4 dùng cho máy phát điện xoay chiều cho dòng điện 320a. Các phương tiện rà phá của chúng tôi không có phương tiện nào sử dụng đến dòng điện 1000a.
Đây là phương tiện duy nhất ĐHBK “phải tham gia thiết kế” bằng việc ký với CVTĐB hợp thi công bộ chỉnh lưu. Trong hợp đồng ghi GS Cự được giao trực tiếp chỉ đạo thi công ! (CVTĐB còn lưu hợp đổng).
Tháng 2/1973 ĐB-72-4 hoàn thành nhưng vì giai đoạn cuối không phá được quả thuỷ lôi nào, nhưng giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Cự lại nhớ nhầm là bộ chỉnh lưu đã được lắp cho ĐB-72-3 là phương tiện rà phá do chúng tôi tự lực thiết kế và chế tạo với máy phát điện 1 chiều 100KW,không có sự tham gia của ĐHBK. Thiết bị ĐB-72-3 đã phá nổ 161 quả thuỷ lôi.
4) Đại học Bách Khoa có gửi cho chúng tôi 1 bảng tra để tìm nhanh cường độ từ trường phân bổ như thế nào trong không gian của 1 cuộn dây dẹt không lõi. Chúng tôi không sử dụng vì cuộn dây nào của chúng tôi cũng có lõi, nhất là lõi ấy là cả con tàu tăng kít.GS Cự nói đã dùng máy tính tính được sự phân bổ từ trường trong không gian của cuộn dây quấn quanh con tàu tankít.
Không biết giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Cự có còn lưu được tính toán phân bổ từ trường của cuộn dây có lõi là cả con tàu tăng kít mang thiết bị ĐB-72-3 không?
Tôi nhớ đây chỉ là tính toán sự phân bố từ trường trong không gian của một cuộn dây tròn dẹt không lõi với các biến số là I; W; D (cường độ dòng điện, số vòng dây, đường kính cuộn dây).
5) Chúng tôi tiến hành cuộc chiến chống phong toả có thể là một việc làm khép kín:
a. Quan sát thuỷ lôi địch thả
b. Rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi
c. Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị rà phá trên cơ sở nắm vững nguyên lý hoạt động của thuỷ lôi
ĐB-72-3 do chúng tôi tự lực thiết kế và chế tạo có thể nói là một trong những thiết bị mạnh nếu không dám nói là mạnh nhất của thời kỳ 72-73.
ĐB-72-3 là thiết bị rà phá hoàn chỉnh và mạnh nhất mà chúng tôi có được và là niềm tự hào của Đường Biển chúng tôi. ĐHBK cũng xác nhận như vậy sau khi tiến hành đo đạc tại Chùa Vẽ Hải Phòng.
Đánh giá Đường Biển chủ yếu là gỡ và rà phá thuỷ lôi là không đúng.
6) Thuỷ lôi dùng để đánh tàu biển nên Mỹ đã dùng từ trường hoặc âm thanh do con tàu sinh ra làm tín hiệu nhận dạng để điều khiển nổ. Mỹ đã làm từ năm 1967-1968 và chúng tôi cũng đã biết từ 1967-1968. Năm 1972 chúng tôi thiết kế các thiết bị rà phá đều có làm xung từ giống như tín hiệu con tàu sinh ra khi di chuyển trên biển nên đã phá nổ nhiều thuỷ lôi. Không có gì mới khi GS Cự nói phát hiện thuỷ lôi có bộ phận nhận dạng.
Việc định lần của MK-52 và hệ rủi ro của MK-42 chúng tôi giải quyết bằng chiến thuật rà phá, ngay cả Mỹ cũng phải rà phá cho đủ số lần của MK-52. Đại học Bách Khoa cũng không đưa ra cách nào để chống lại việc định lần của MK-52 và hệ rủi ro của MK-42.
7) Độ nhạy của thuỷ lôi giảm ở thời kỳ 1972 chúng tôi đã biết. Chúng tôi không đưa nguyên si các thiết bị cũ ra rà phá mà chúng tôi đã cải tạo các thiết bị PĐ-67 cũ bằng cách nối 4 thiết bị PĐ-67 cũ để có được một thiết bị mới gọi là PĐ-67-72-1 hoặc ghép bốn thiết bị PĐ-67 và quấn thêm 1 cuộn to chùm lên 2 cuộn PĐ-67 để có một thiết bị mới là PĐ-67-72-2. Xung răng cưa của các thiết bị này vẫn phá nổ thuỷ lôi MK-42. Sau này chúng tôi có T-480 với xung răng cưa, chúng tôi vẫn phá nổ MK-42.
Chúng tôi không bị thương vong nhiều như Giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Cự nói.
Đề tài GK1 là đề tài rà phá thuỷ lôi của Đại học Bách Khoa nhưng những báo cáo về nguyên lý hoạt động của MK-42 và MK-52 chỉ là hệ thống hoá các tài liệu của bên Quân đội.
Những gì cần cho thiết kế thiết bị rà phá thì chúng tôi đã biết từ trước qua các tài liệu của bên Quân đội. Đại học Bách Khoa chế tạo và cung cấp cho chúng tôi 1 bộ chỉnh lưu để lắp cho ĐB-72-4 với máy phát điện xoay chiều 100KW theo 1 hợp đồng kinh tế. Tàu ĐB-72-4 không phá được quả nào vì là cuối đợt.
Như vậy đề tài GK-1 chỉ là hệ thống hoá nguyên lý mà người khác, đơn vị khác đã biết thì chắc phải dựa vào các đóng góp khác mà chúng tôi không biết để nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh!
Vừa đây anh Thái Phong có cho tôi xem thư của giáo sư Tiến sĩ Vũ Đình Cự có viết là do thiếu thông tin cứ tưởng con tàu có lắp bộ chỉnh lưu do Bách khoa chế tạo phá được nhiều thuỷ lôi. Thư giáo sư Cự viết:
“Chúng tôi có tham gia với các anh về cải tiến con tàu để rà phá trong phần nguồn có chỉnh lưu dòng điện một chiều và một số đo đạc… Sau đó Vụ Kỹ Thuật có báo cáo tàu này rà phá tốt, do đó báo chí có viết như vậy.
Đến nay, nghĩa là sau 35 năm mới có thông tin rằng tàu này xong đưa đi rà phá thì đã rà phá xong rồi. Thật đáng tiếc, nếu biết sớm thì báo sẽ viết khác. Cụ thể là chỉ kể về tàu tự động rà phá T5, các thiết bị dùng cho đường bộ, trong đó có đường HCM, đường sông và ven biển vào miền Trung.
Như vậy lỗi là từ thiếu thông tin.”…….
Hànội và Hải Phòng cách nhau có 100km, liên lạc điện thoại luôn thông suốt
thế mà GS Cự suốt 35 năm vẫn thiếu thông tin dẫn đến cung cấp thông tin sai lệch cho báo chí và cho cả các vị lãnh đạo Đảng cà Nhà nước về kết quả rà phá thuỷ lôi nhờ vào sự “nghiên cứu thành công giải pháp phá thuỷ lôi”của ĐHBK!
Như vậy là giáo sư Cự đã rút lại và coi như đề tài GK1 rà phá thuỷ lôi trên biển không còn mà chỉ còn đề tài GK2 và các thiết bị dùng cho đường bộ trong đó có đường HCM.
Tôi được biết tàu tự động rà phá T-5 trong đề tài GK-2 là do Cục Cơ khí Bộ GTVT làm mà người chủ trì là kỹ sư điện tàu thủy Nguyễn Hữu Bảo công tác tại Phân Viện Thiết Kế Tàu Thủy Cục Cơ Khí.Tàu T-5 đầu tiên ra đời năm 1968 tại HảiPhòng.
Các thiết bị dùng cho đường bộ là các thiết bị gây nhiễu làm liệt bom từ trường. Phần này tôi không có thông tin nhưng chắc các đơn vị sử dụng đã có đánh giá và báo chí cũng không thấy nêu chiến công trong phần này.
ĐHBK có đề xuất lắp các thiết bị gây nhiễu trên các phương tiện rà phá của chúng tôi nhưng chúng tôi không lắp vì chúng kém hiệu quả và không phù hợp với Đường Biển.
Tôi hình dung hình ảnh một chiếc cân mà 2 đĩa đang cân bằng, 1 bên là tiêu chí để được giải thưởng HCM, 1 bên là đề tài GK-1 (Thuỷ lôi) cộng đề tài GK-2 (Bom từ trường). Bây giờ không còn đề tài GK-1 mà chỉ còn đề tài GK-2 mà tàu tự động rà phá T-5 lại do đơn vị khác làm thì không hiểu giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Cự nghĩ gì khi nhìn chiếc cân này?

Nguyễn Ngọc Linh.

Giáo sư Vũ Đình Cự đã cưa bom như thế nào ?

Trong cuộc phỏng vấn thực hiện vào ngày 30 tháng 9 năm 2007 tại nhà riêng tại chung cư Bách Khoa Hà Nội ,giáo sư Vũ đình Cự đã say sưa với tôi kể chuyện cưa thủy lôi như thế nào !Cho tới nay ,chúng ta thấy rằng đây là chuyện nhảm nhí 100%,cũng như chuyện giáo sư nhận là người thiết kế tàu phá lôi cho Đường Biển!Tiếc rằng câu chuyện Vũ Đình Cự phá lôi đã trở thành huyền thoại,đã được rao giảng khắp nơi,đã đưa ông lên các vị trí cao chót vót,đã được các kẻ hậu sinh nhắc tới như một tấm gương nghiên cứu khoa học trong một nước nghèo.Và cái dáng vẻ khiêm tốn,cuộc sống độc thân đơn giản của ông khiến cho nhiều người trong đó có tôi cũng có lúc mủi lòng ,nhưng nếu phải nói sự thật ,tôi có thể nói rằng ,ông ta và các học trò chỉ làm vài phép đo khi mọi việc người ta đã hòan thành và một cuộc báo cáo độc diễn cho các VIP khiến cho các VIP xa rời dân chúng mê say như điếu đổ !.Chấm hết.Bao máu xương để có được thành tựu phá lôi ,trong khi công lao hàng đầu được quy về cho một ông "bác học dỏm".Các trí thức sĩ phu Bắc Hà như Hoàng Tụy,Phan Đình Diệu...cho rằng nếu câu chuyện này được làm tới đầu tới đũa sẽ là một vụ án khoa học lớn nhất Việt Nam !

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

Vài suy ngẫm nhân đọc bài : “Chỉ có Khoa học và Công nghệ mới đưa Việt Nam bứt phá”.

Vài suy ngẫm nhân đọc bài : “Chỉ có Khoa học và
Công nghệ mới đưa Việt Nam bứt phá”.
*******
Tôi có đọc trên mạng bài cùa Thuận An phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với tựa đề : “Chỉ có KH&CN mới đưa Việt Nam bứt phá”.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Chi-co-khoa-hoc-va-cong-nghe-moi-dua-Viet-Nam-but-pha/11059218/188/
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/05/3BA02992/

Đọc xong bài, tôi có vài suy ngẫm về kết luận của tiến sĩ Nguyễn Quân :
“Xin minh hoạ bằng một kinh nghiệm thời kháng chiến chống Mỹ. Khi Mỹ phong toả cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi, Nhà nước giao cho giáo sư Vũ Đình Cự lập nhóm GK1 với cơ chế tự chủ cao,nghiên cứu giải pháp phá thuỷ lôi. Trong thời gian rất ngắn nhóm GK1 đã thành công, sau này công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ngày nay, ta cũng có thể áp dụng tương tự,bằng cách giao cho một nhà khoa học chủ trì một dự án lớn, được giao một khoản kinh phí đủ lớn, được quyền chủ động mời và trả lương cao cho các nhà khoa học khác cùng làm việc, chủ động mua sắm thiết bị, tham dự các cuộc hội nghị quốc tế, mời chuyên gia nước ngoài hợp tác...Nhà nước chỉ quan tâm đến sản phẩm của dự án. Theo kinh nghiệm của các nước, có như thế mới có thể triển khai thành công các dự án lớn.”
Đọc đến đây suy nghĩ thứ nhất đến với tôi là “theo kinh nghiệm của nước ta’’thì cách đây vài chục năm Nhà nước đã từng áp dụng mô hình này.
Tôi xin dẫn một đoạn trong bài “Tính trung thực của người nghiên cứu” đăng trên Tia Sáng ngày 04/09/2008 của tác giả Vũ Cao Đàm :
“Đây là câu chuyện ở giữa thủ đô Hà Nội. Một vài nhà khoa học lân la đến được mấy vị lãnh đạo rất cao trong Đảng và trong Chính phủ, thuyết phục thế nào đó, lập được một Viện trực thuộc Chính phủ. Viện có công an đứng gác và được sử dụng mật phí 1 và được cung cấp ngoại tệ(một chế độ đặc đãi chưa có tiền lệ ở đâu) để nghiên cứu những vấn đề trọng đại của quốc gia. Sau một vài năm,chúng tôi hỏi nhau về những thành tựu mà Viện đã cống hiến cho quốc gia, thì được một vị vụ trưởng ở Uỷ ban KH&KT Nhà nước cho biết:” Đơn vị nghiên cứu vật lý màng mỏng của Viện này đã sản xuất được... bộ thiết bị làm bánh đa nem; đơn vị về điện tử gì đó thì có thêm chức năng buôn xe máy... second hand từ nước ngoài, chất đầy một nhà kho cũng được công an gác cẩn mật ;Một đơn vị gì đó nữa thì mở cơ sở sản xuất nước tương... xì dầu...Còn những khoản ngoại tệ được giao sử dụng thì không quyết toán được; Một kho máy tính mua bằng ngoại tệ mạnh thì bỗng nhiên bốc cháy.” Sau ít năm,Thủ tướng quyết định nhập viện này vào một bộ, không được “trực thuộc Chính phủ” nữa. Cho đến ngày nay đã trên hai mươi năm, không ai nghe nói Viện đã có thành tựu nào đóng góp cho quốc gia,cũng không có bài báo nào công bố gây tiếng vang quốc tế. Còn các nhân vật chủ chốt- tác giả của sự phù phép đó- thì được đưa lên những chức vụ rất cao và ngồi đó bàn thảo chính sách khoa học và phán xét lập trường, tư tưởng, đạo đức của những người làm khoa học chân chính.”
Chuyện vài chục năm trước có thể không phải là chuyện hôm nay nhưng cũng đáng để suy nghĩ khi có những quyết sách về KH&CN.
Suy nghĩ thứ hai của tôi là về: “.... kinh nghiệm thời kháng chiến chống Mỹ. Khi Mỹ phong toả cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi,Nhà nước giao cho giáo sư Vũ Đình Cự lập nhóm GK1 với cơ chế tự chủ cao,nghiên cứu giải pháp phá thuỷ lôi. Trong thời gian rất ngắn nhóm GK1 dã thành công, sau này được Giải thưởng Hồ Chí Minh.”

Tôi thấy ở đây có chuyện chưa hiểu thấu đáo ngọn ngành của Cuộc chiến chống phong toả bằng thuỷ lôi của Mỹ cho dù đây là cuộc chiến về KH&CN giữa Mỹ với Quân và Dân ta.
Không phải năm 1972 Mỹ mới phong toả cảng biển và luồng lạch vào cảng mà chúng tiến hành phong toả bằng thuỷ lôi từ giai đoạn 1967- 1968.
Ngày 26/2/1967 Mỹ bắt đầu thả thuỷ lôi ở khu 4 thì chỉ hơn một tuần sau Hải Quân (HQ)đã tháo gỡ được nguyên vẹn 2 quả thuỷ lôi MK-50 và MK-52 . Bộ phận kỹ thuật của HQ đã phanh phui chúng và đã tìm ra nguyên lý hoạt động sau một thời gian mày mò nghiên cứu.
Việc Mỹ phong toả bằng thuỷ lôi cản trở rất lớn đến việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của Cục Vận Tải Đường Biển(CVTĐB) là tiếp nhận hàng viện trợ của các nước anh em và vận tải hàng phục vụ công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Vì vậy CVTĐB đã sát cánh cùng HQ lao vào cuộc chiến chống phong toả. Hai vị chỉ huy tối cao là Tư lệnh Nguyễn Bá Phát và Cục trưởng Lê Văn Kỳ cũng sát cánh bên nhau chỉ huy cuộc đấu trí về KHKT đầy gay go, thử thách về trí thông minh, sáng tạo và lòng dũng cảm, không sợ hy sinh để đánh thắng giặc Mỹ. Từ rà phá thô sơ bằng tôn,sắt thép,nam châm ta đã nhanh chóng cho ra đời các thiết bị phóng từ đạt hiệu quả cao như HDL-9; HT-5; HT-6 của HQ; PĐ-67-1; PĐ- 67-2; PĐ-67-3 của CVTĐB. Với gần 50 bộ, PĐ-67-3 ,phổ biến chung với tên gọi PĐ-67, đã có mặt ở hầu hết các trọng điểm nhanh chóng quét sạch thuỷ lôi thông luồng. Trong thuỷ lôi có bộ phận nhận dạng để điều khiển nổ đánh trúng tàu. Chúng tôi đã tạo các tín hiệu giả phát đi làm bộ phận điều khiển thuỷ lôi tưởng có tàu đi qua lập tức điều khiển nổ. CVTĐB có tổ nghiên cứu, thiết kế,chế tạo các thiết bị rà phá và 3 đơn vị trực tiếp rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi là Ty Bảo Đảm Hàng Hải; cảng Hải Phòng và cảng Bến Thuỷ. Đợt phong toả 1967-1968 HQ đã phá gỡ được 1240 quả thuỷ lôi; CVTĐB dã phá gỡ được 1000quả. Với hơn 2200quả thuỷ lôi được phá gỡ chứng tỏ không những HQ và CVTĐB đã thành công trong việc tìm ra giải pháp phá thuỷ lôi mà còn thiết kế, chế tạo các thiết bị rà phá và trực tiếp phá gỡ thuỷ lôi.
Năm 1972 Mỹ lại tiến hành phong toả các cảng trong đó có cảng Hải Phòng, nơi tiếp nhận chủ chốt hàng viện trợ. Ngày 9/5/1972 Mỹ bắt đầu phong toả thì ngay ngày 15/5/1972 ta đã tháogỡ được nguyên vẹn quả MK-52 đầu tiên của thời kỳ này để nghiên cứu. Kết quả cho thấy đã có một số cải tiến, độ nhậy giảm nhiều so với trước. Tất cả những thay đổi này không vượt quá tầm giải quyết của các đơn vị đã tham gia chống phong toả lần thứ nhất.
Ngày 28/6/72 CVTĐB cũng tháo gỡ được một quả MK-52 và được giữ lại để nghiên cứu.
Viện Kỹ Thuật Quân sự(VKTQS); Hải Quân; Công Binh(CB) chuyển cho CVTĐB những thông tin mới về những cải tiến trong thuỷ lôi. Giải pháp phá thuỷ lôi được bổ xung phù hợp với thình hình mới.
Là lưc lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống phong toả, ngày 15/6/1972 HQ cho ra đời tàu T150 . Ngày 15/6 tàu này phá nổ quả MK-52 đầu tiên ở khu vực phao số 24 Hoàng Châu.
Tiếp theo HQ chế tạo tàu phóng từ mạnh V412 và tàu này đã phá nổ MK-52 ngày 27/7/72.
CVTĐB cũng tích cực cải tiến các thiết bị trước và chế tạo các thiết bị mới. Ty Bảo Đảm Hàng Hải ,đơn vị rà phá chủ lực của CVTĐB, đã có 14 phương tiện rà phá.Các phương tiện rà phá này đều do CVTĐB tự lực thiết kế chế tạo.
Ông Kha, Vụ trưởng Vụ KHKT bộ GTVT cuối tháng 6/1972 có dẫn một số cán bộ của đại học Bách Khoa xuống gặp cục trựởng Lê văn Kỳ để đề nghị được tham gia nghiên cứu về thuỷ lôi . Được sự đồng ý của cục trưởng ngày 05/7/1972 nhóm ĐHBK xuống Hải Phòng tìm hiểu về thuỷ lôi trên quả MK-52 của CVTĐB. Đ/c Thái Phong của CVTĐB là người trực tiếp hướng dẫn nhóm ĐHBK về nguyên lý hoạt động cũng như cho thuỷ lôi hoạt động trở lại để nhóm đo đạc các thông số. Ngoài ra tổ nghiên cứu của CVTĐB còn trao đổi với nhóm ĐHBK các tài liệu của Viện KTQS, của HQ ,của CB...và đặc biệt một tài liệu rất có giá trị về MK-42 cùng với sơ đồ mạch. Sự giúp đỡ tận tình này đã giải thích rõ điều đã nêu trong phần minh hoạ trên: “trong một thời gian rất ngắn nhóm GK1 đã thành công ...’
Độc giả nhớ cho ngày 05/7/1972 nhóm ĐHBK mới bắt đầu tìm hiểu về thuỷ lôi thì ngày 02/6/1972 tàu TN của CVTĐB đã phá nổ quả MK-42 đầu tiên của đơn vị và tàu T150 của HQ đã phá nổ quả MK-52 đầu tiên ngày 15/6/72 khi nhóm ĐHBK còn chưa nhìn thấy các loại thuỷ lôi Mỹ.
Thật sai lầm lớn khi ngộ nhận thuỷ lôi phá được trong thời kỳ này là do ĐHBK đã “ nghiên cứu thành công giải pháp phá thuỷ lôi”.
Suy ngẫm trong tôi chẳng lẽ đã có chữ “Đạo” trong vụ này.
Thiết nghĩ Bộ KH&CN nên vào cuộc để giải quyết ngọn ngành về những nghi vấn trong cuộc chiến chống phong toả trong những năm chống Mỹ cứu nước.

Nguyễn ngọc Linh
Kỹ sư Điện-Nguyên thành viên Tổ Phá Lôi Cục Vận tải Đường Biển
Nguyên Tổng Giám Đốc Công Ty Bảo Đảm Hàng Hải
di động:090-384-5069