Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

Thăm Tam Chúc , Gia Viễn

Ngày 29/04 /22 , sau Hội thảo Giới thiệu Tàu thuyển cổ, Giám đốc Xuân Trung của Du lịch Tam Chúc cho xe lên Hà Nội đón vợ chồng tôi thực hiện chuyến du lịch hài ngày về Tam Chúc , Tràng An và Emeralda Gia Viễn . Tới Tam Chúc , tôi không thể quên gần 700 tù nhân lương tâm đã bỏ mạn nơi đây , trong đó có những sĩ quan, trí thức VNCH được đưa ra Bắc trên con tàu Sông Hương mà Cao Trọng Tùng là thuyền trưởng . Xuân Trung muốn nghe ý kiến tôi bình luận về các con tàu làm dịch vụ di chuyển trên hồ Tam Chúc hiện nay và tương lai sẽ đóng cùng với những chiếc đò bằng tôn và thép inox trên kênh lạch Tràng An .Còn Giám đốc Emaeralda , một cựu công binh hải quân thì bàn mọi chuyện trên đời về tàu thuyền . Tại hồ Tam Chúc, tôi tưởng nhớ giáo sư Nguyễn Duy Xuân , người thày đáng kính có tham gia bộ trưởng giáo dục VNCH ngày cuối cùng (anh Vinh, chồng chị Bình tham gia thứ trưởng) đã mất tại đây và gần dây gia đình mới tìm tháy xác, hỏa thiêu , đưa về chùa Sài Gòn . Anh Vinh cùng chị Bình và 3 cháu đẹp đẽ, học giỏi, vận động viên bơi lội đã nằm lại dưới đáy Biển Đông sau cuộc vượt biên không thành tại Nha Trang ! Mỗi lần gặp chị Oanh, chị của Bình, tại Bangkok, mình không biết làm gì hơn : im lặng , cùng chị đi bộ vòng quanh phố , quanh khu Sukhumvit mà chị định cư sau biến cố 1975. Người chị xinh đẹp, giỏi giang, vận động viên bơi lội , đã hóa điên , sau khi đi sục sạo tất cả các trại tỵ nạn hòng tìm ra dấu vết gia đình em mình !

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh phản biện việc G.S Vũ Đình Cự tự nhận là người thiết kế con tàu phá lôi mạnh nhất !!!

Giáo sư Cự nhận là đã tham gia thiết kế con tầu mạnh nhất,phá được nhiều thủy lôi nhất của Cục Đường Biển. Sở dĩ phải tham gia thiết kế vì Đường Biển không có khái niệm làm thế nào để có dòng điện một chiều 1000A. Nhóm Đại Học Bách Khoa đã tham gia làm mấy tàu lớn.

Sự thật là như thế nào?

Thực tế là Đường Biển có một đội tàu phá lôi gồm 14 chiếc thì chỉ có 2 tàu lớn. Đó là tăng kít 160 lắp ĐB-72-3 và tăng kít 173 lắp ĐB-72-4.

Ngày 7/8/1972 chúng làm tờ trình thiết kế chế tạo ĐB-72-3. Trước đó cả tháng chúng tôi đã phải tìm nguồn vật tư, thiết bị và tiến hành thiết kế.

Ngày 5/7/1972 nhóm ĐHBK mới bắt đầu tìm hiểu về thủy lôi MK-52 dưới sự hướng dẫn của nhóm nghiên cứu Cục ĐB.Nhóm ĐHBK vì mới bắt đầu tìm hiểu về thủy lôi nên không tham gia được gì cho ĐB-72-3.

Cuộn dây của ĐB-72-3 được quấn quanh tầu và dùng máy phát điện một chiều, không phải dùng chỉnh lưu.

Tháng 11/1972 ĐB-72-3 được chế tạo xong và tham gia rà phá. Chỉ trong một thời gian ngắn ĐB-72-3 đã phá nổ 161 quả thủy lôi.

Đó là phương tiện mạnh nhất, phá được nhiều thủy lôi nhất của thời kỳ 1972-1973 và là niềm tự hào của Cục ĐB.

Sau khi ĐB-72-3 ra đời và rà phá tốt, chúng tôi lại được yêu cầu chế tạo một con tầu tương tự.

Tháng 12/1972 chúng tôi đề xuất chế tạo ĐB-72-4 nhưng từ tháng 10/1972 chúng tôi đã ký hợp đồng thuê ĐHBK chế tạo 1 bộ chỉnh lưu dùng cho máy phát xoay chiều 100 kw(do không còn máy phát điện một chiều công suất lớn). Dây điện tốt để quấn ngoài con tầu cũng không còn. Chúng tôi phải dùng dây chắp vá quấn trên một khung đặt trong con tầu. Toàn bộ ĐB-72-4 do chúng tôi thiết kế và chế tạo, trừ bộ chỉnh lưu là phải thuê ĐHBK làm.Giáo sư Cự lại nhớ nhầm(có tính chất vơ vào) là bộ chỉnh lưu đã được lắp cho ĐB-72-3.

Đóng góp về thiết kế mà giáo sư Cự nói chỉ đơn thuần là được thuê làm bộ chỉnh lưu cho máy phát 100kw xoay chiều của ĐB-72-4.

Tháng 2/1972 ĐB-72-4 hoàn thành nhưng vì cuối đợt không phá được quả thủy lôi nào.

Giáo sư Cự còn đánh giá chúng tôi là chỉ chuyên đi gỡ thủy lôi tức gián tiếp nói chúng tôi không có khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị rà phá. Sự ra đời của ĐB-72-3 là sự trả lời hùng hồn rằng chúng tôi không những đi gỡ(mà có gỡ được mới có cái mà nghiên cứu)mà còn tự lực thiết kế và chế tạo được nhiều thiết bị rà phá đạt hiệu quả cao.

Giáo sư Cự lại còn đánh giá ĐB không có khái niệm làm thế nào để có dòng điện một chiều 1000A.

Nếu không biết làm thế nào để có dòng điện một chiều từ một nguồn xoay chiều thì quả là công tác đào tạo của ĐHBK quá kém vì chúng tôi là những kỹ sư tốt nghiệp các khóa 3,4,5,6 của ĐHBK. Hơn nữa chúng tôi cũng không biết làm thế nào để có dòng điện 1000A từ máy xoay chiều 100kw!!!

Giáo sư Cự còn nói là nhờ có nghiên cứu cơ bản nên mới biết là trong thủy lôi có bộ phận nhận dạng để biết khi có tầu đi qua là điều khiển nổ. Điều này chúng tôi đã biết từ 1967-1968 nên đã tạo tín hiệu giả để thủy lôi tưởng là có tầu thật đi qua và điều khiển nổ. Giai đoạn 1967-1968 chúng tôi đã làm tín hiệu giả đánh lừa thủy lôi cả 1000 lần.

Năm 1972 địch giảm độ nhậy, chỉ đánh tầu lớn. Chúng tôi cũng đã biết và đã tăng công suất thiết bị chứ không đưa nguyên si thiết bị cũ ra rà phá và không bị thương vong như giáo sư Cự nói. Không biết giáo sư Cự lấy thông tin ở đâu???