Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Trưng con tàu Tankist 173 giữa Thủ Đô,"huyền thoại phá lôi Vũ Đình Cự"sẽ sụp đổ !


Hình bên :Bia tưởng niệm treo trên tường Viện Vật Lý Kỹ Thuật ĐHBK Hà Nội
Trong các di vật của cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm trên đất nước ta ,theo chỗ tôi được biết chỉ còn lại ba con tàu giúp ta nói lên nhiều điều:một là chiếc tàu chiến của Pháp trong chiến thắng Sông Lô năm xưa và chiếc tàu tankist mang số hiệu 173 hiện còn nằm lại tại cảng sông Ninh Bình và chiếc tàu Giải Phóng nay là tàu huấn luyện của Trường Hàng Hải phía Nam.Còn biết bao con tàu của đối phương ta thu được,những tàu tham chiến trận Hoàng Sa ,những con tàu không số năm xưa ,nay ở phương trời nào ,hay đã tan xác trong các lò nấu sắt vụn mà đỉnh cao là chiến dịch thu gom tất tật vào những ngày bao cấp đói kém sau chiến thắng?

Những người phá lôi Đường Biển hiểu rất rõ về tàu tankist 173.Nó là loại tàu do Liên Xô chế tạo được tăng cường cho Đường Biển để thực hiện các chiến dịch vận tải ,do tàu khỏe (đặt hai máy 3D6,mỗi máy 150 CV),chạy nhanh ,có cầu dẫn đưa xe cộ lên xuống ..Tankist thuộc họ tàu đổ bộ quân sự mà các nước phương Tây ưa chuộng với ký mã LST .Trước tình hình thủy lôi thả quá nhiều,có chiếc tankist vận tải lướt nhanh qua bãi thủy lôi,lôi nổ mà tàu nguyên vẹn đã dẫn tới hành động anh hùng của Dương Hải Rê Đường Biển đã dùng tankist lướt nhanh cho lôi nổ,giải vây cho một tàu nước ngoài bị Mỹ răn đe bằng một bãi lôi vây quanh ! Và từ các thiết bị tạo từ trường phá lôi ngay từ những năm 1967,Đường Biển đã dùng ngay thân vỏ của tàu tankist làm lõi từ ,với cuộn dây có điện để tạo từ trường rà phá thủy lôi.Đó là con tàu tankist 160 mà lịch sử sẽ phải mãi mãi ghi nhớ công trạng của con tàu này,niềm tự hào của KHKT Đường Biển ,riêng nó đã phá được 161 thủy lôi !Trong số các con tàu tankist nguyên vẹn chỉ còn chiếc 173 mà Bảo đảm Hàng Hải bán lại cho Bảo Tàng Lịch sử Cách Mạng Việt Nam .Đó là con tàu tankist phá lôi thứ hai của Đường Biển,mà nếu đem triển lãm sẽ lộ ra những vấn đề cuả "huyền thoại phá lôi Vũ Đình Cự".Vì sự thật tankist 173 sẽ nói cho ta biết:
1/Khách tham quan sẽ thấy được sự hợp tác giúp đỗ của các nước với nước ta trong chiến tranh và chúng ta biết cách sử dụng đúng và sáng tạo các thiết bị đó (như bình luận của thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu) trong đội ngũ tàu bè hải quân và đường biển :chở quân,chở xe tăng ...
2/Con tàu này giúp ta hình dung ra con tàu 160 của Đường Biển và 412...của Hải Quân đã sáng tạo biến tàu vận tải thành tàu phá lôi
3/Sự đóng góp của Tổ nghiên cứu ĐHBK và Vũ Đình Cự chỉ là hợp đồng làm bộ chỉnh lưu cho tàu 173 với giá 4000 đồng.Toàn bộ tàu phá lôi 173 là do Đường Biển thiết kế,giống như chiếc 160,chỉ có khác là cuộn dây đặt trong lòng con tàu và không có máy phát điện một chiều phải dùng xoay chiếu và ĐHBK đã cung cấp bộ chỉnh lưu theo hợp đồng kinh tế.Con tàu đã hoàn chỉnh nhưng cuộc chiến chống phong tỏa đã kết thúc nên tàu không có dịp thử sức !ĐHBK và giáo sư "tưởng nhầm" là mình đã thiết kế cả con tàu 173 lẫn 160 ,đã tìm ra cách chống phá thủy lôi nên có cái bảng to tướng ngày nay vẫn treo trên tường Viện Vật Lý Kỹ Thuật ĐHBK. Tại sao các nhà khoa học không có can đảm nói lên sự thật là mình chỉ là người bán cái bộ chỉnh lưu cho Đường Biển?

Có lẽ vì những vấn đề lấn cấn đó,không dám đụng chạm tới những cây đa cây đề nên sau khi khảo sát và báo cáo với Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam,các vị không dám tiến hành thêm ,Bảo Tàng không dám đưa c0n tàu ra trưng bày giữa thủ đô thanh thiên bạch nhật !Thật vậy,chỉ cần trưng con tàu này ra ,"huyền thoại phá lôi Vũ Đình Cự " tự nhiên sẽ sụp đổ!

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Đại tá Hoàng Sơn bình luận về buổi báo cáo của giáo sư Vũ Đình Cự

Nhân những ngày lễ lớn,những người tham gia cuộc chiến tranh chống phá hoại cũa Mỹ những năm 60,70 lại có dịp gặp nhau hàn huyên chuyện trò.Chẳng phải tranh công hay bình công,vì tất cả đều đã được Nhà Nước khen tặng giải thưởng Hồ Chí Minh,nhưng những sự thật lịch sử chưa được làm rõ khiến cho anh em luôn chẳng an tâm ,vì năm tháng trôi qua,người còn,người mất,trí nhớ lú lấn trước sự tấn công của thời gian.Người tổng tư lệnh anh dũng của cuộc chiến chống phá hoại,người tổng chỉ huy bảo đảm huyết mạch trên biển thông suốt Lê Văn Kỳ tuổi đã cao ,lại chịu nhiều đau đớn mất mát của hai cậu con trai ,hàng ngày luôn ray rứt khi chưa hoàn thành công việc tổng kết cuộc chiến tự vệ vinh quang mà hàng vạn người thực hiện ,có nhiều gương anh dũng chưa được làm sáng tỏ.Là một người gắn bó với Đường Biển ngay từ đầu cuộc chiến,sĩ quan biệt phái Hoàng Sơn đã có những lời nói đầy trách nhiệm .Xin giới thiệu lời phát biểu của Hoàng Sơn tức Phi Đăng:

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Giáo sư Vũ đình Cự

Chiều 6.4, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ trao Huân chương Hồ Chí Minh cho các lãnh đạo Quốc hội các thời kỳ: Mai Thúc Lân, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Hòa (tức Trần Doanh), nguyên quyền Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, đã có công lao to lớn và có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; trao Huân chương Độc lập hạng nhất cho nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự; Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Tráng A Pao, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Tạ Quang Thuật (tức Lê Trang), nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng nhà nước, đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đến dự Lễ trao huân chương có: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương và Ban thi đua khen thưởng Trung ương.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhiệt liệt chúc mừng và khẳng định đây là sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước, là phần thưởng cao quý của nhân dân ghi nhận những thành tích xuất sắc của cá nhân các lãnh đạo Quốc hội đã cống hiến vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong đó có những thời kỳ đã đóng góp rất xuất sắc cho Quốc hội.


BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ


Đồng chí Vũ Đình Cự

Ngày 16/12/2009. Cập nhật lúc 16h 36'

Họ và tên: Vũ Đình Cự

Năm sinh: 15-02-1936

Quê quán: Xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, VIII

HÔNG TIN CHUNG

Họ và tên :Vũ Đình Cự
Ngày, tháng, năm sinh :15/02/1936
Học hàm :Giáo sư
Học vị :Tiến sĩ khoa học
Chuyên ngành :Vật lý
Giới tính :Nam
Quê quán :huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Danh hiệu giải thưởng,
huân huy chương:
Giải thưởng Hồ Chí Minh(tập thể); Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhì.
Những nét tiêu biểu :

Nguồn tham khảo:

ICT - Gian nan mà anh dũng

Theo www.ictnews.vn - 2 năm trước
ICT - Gian nan mà anh dũng
Chiếc PC đầu tiên của Việt Nam do Viện CNTT thiết kế

ICTnews – Nhờ “Những ngày đầu không thể nào quên” mà nay chúng ta có thể tự hào về những gì ngành ICT Việt Nam đã đạt được. Cụ thể nhất là chỉ số ICT 3.49/10.

Giáo sư, TSKH Vật lý Vũ Đình Cự, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, là người có nhiều gắn bó với sự phát triển của ngành CNTT-TT (ICT) Việt Nam trong những năm qua. Báo BĐVN xin trích đăng bài viết của ông. Đây cũng là bài viết khép lại phần 1"Những ngày đầu không thể quên" trong loạt bài sử ký tin học Việt Nam (tên bài do Báo BĐVN đặt).

Sự phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ vi điện tử, công nghệ cáp quang và nhất là công nghệ máy tính và vi tính… đã bắt đầu một thời rất sôi động và gian nan ở nước ta. Đảng và Nhà nước đã cử một lượng lớn thanh niên đi học ở các nước Liên Xô và Đông Âu (trước đây) và cả ở một số nước Tây Âu, với một số đáng kể theo các ngành công nghệ cao, ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, một mặt Việt Nam tham gia vào các chương trình công nghệ cao của khối SEV, mặt khác sử dụng một số tiền viện trợ mua sắm các trang thiết bị hiện đại. Cả khi còn chiến tranh, chúng ta đã được lãnh đạo chỉ đạo xây dựng các cơ sở làm công nghệ cao chế tạo linh kiện bán dẫn, một số ngành đã mua thiết bị kéo đơn tinh thể Si về lắp đặt, vận hành. Quyết định của GS. Tạ Quang Bửu cuối năm 1974 cử một đoàn gồm các giáo viên của ĐH Bách khoa và ĐH Tổng hợp đi Hà Lan nhận viện trợ một cơ sở thực nghiệm chế tạo linh kiện bán dẫn MOS hiện đại lúc đó cho ĐH Bách Khoa, và một số cơ sở chế tạo Helium lỏng có nhiệt độ siêu lạnh = 4K cho ĐH Tổng hợp, là một dấu hiệu tiến nhanh lên khoa học hiện đại.

Sau khi đất nước thống nhất, mùa đông năm 1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Giáo sư Tạ Quang Bửu, Giáo sư Trần Đại Nghĩa và nhiều nhà lãnh đạo khác đã tới dự một Hội nghị khoa học quy tụ các nhà khoa học từ các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… Tại Hội nghị khoa học toàn quốc này, các vị lãnh đạo đã định hướng cho giới khoa học Việt Nam nhiệm vụ phục hồi đất nước sau chiến tranh và phải tranh thủ tiến nhanh tới các công nghệ cao.

Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, một mặt tích cực tranh thủ công nghệ khối SEV, mặt khác, mặc dù bị cấm vận nhưng chúng ta đã nhanh chóng thực hiện trao đổi với các nước Đông Á và Đông Nam Á và máy tính đã thâm nhập nước ta ngày càng nhiều.

Năm 1984, Chính phủ thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc Gia với định hướng phối hợp cùng các đơn vị khác nghiên cứu phát triển máy vi tính và viễn thông laze - cáp quang. Trong khuôn khổ của Viện được thành lập các doanh nghiệp.

Sau đổi mới 1986, Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã tạo được kênh lắp ráp máy vi tính với cấu kiện nhập từ các nước Đông Nam Á, số máy này được dùng nhiều trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, công ty FPT doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia được nhận làm đại lý máy vi tính Olivetti, một loại vi tính có uy tín lúc đó của Italia, được Thủ tướng lúc đó là đồng chí Đỗ Mười ủng hộ.

Về viễn thông, Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã hợp tác với Tổng cục Bưu điện lúc đó do đồng chí Đặng Văn Thân làm Tổng cục trưởng. Hai bên hợp tác kéo một đường cáp quang dài 10km trong phạm vi Hà Nội. Qua đây đã tiếp thu được nhiều công nghệ về sợi quang truyền tia laze với sự giúp đỡ của một tiến sĩ Việt kiều từ CHLB Đức về là anh Lê Hiệp Tuyển. Hiện anh Tuyển là Hiệu trưởng của một trường Đại học ở TP. HCM.

Tổng cục Bưu điện đã phát huy mạnh mẽ lực lượng cán bộ tiến lên làm chủ công nghệ số và hệ thống tổng đài số hoá, cùng mạng cáp quang ngày càng phát triển, đưa số điện thoại cố định tăng vọt và sau đó là điện thoại di động càng tăng mạnh hơn làm cho nước ta ngày nay có mạng viễn thông thuộc loại khá trong vùng mà người kế tiếp anh Đặng Văn Thân là anh Đỗ Trung Tá, như chúng ta đều biết. Mạng viễn thông nước ta là một thành tựu rất đáng tự hào.

Giai đoạn từ đổi mới đến nay thật vô cùng phong phú. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc lại cái thời trước những năm 90 của thế kỷ trước, sợ sau này bị quên mất.

Bây giờ nhìn lại dù có khiêm tốn đến mấy cũng phải thừa nhận chúng ta không kém cỏi mà đúng ra phải nói là giỏi.

Chúng ta được Liên Xô và Đông Âu chuyển giao tri thức vô cùng quý giá. Nhưng chúng ta không được nhận hỗ trợ về ICT của khối SEV vì bạn cũng còn lạc hậu. Đồng thời chúng ta lại bị phía Mỹ và Tây Âu phong toả trước hết là về ICT. Thế mà bây giờ chúng ta đã đạt chỉ số ICT bằng 3.49/10 (Albania: 2.48/10; Indonesia: 2.94/10, Ấn Độ: 2.45/10) tính cho năm 2008 này.

Thành công của chúng ta trước hết là nhờ sự lãnh đạo của các đồng chí có trách nhiệm cao tạo điều kiện tương đối thuận lợi và thúc đẩy phát triển theo hướng công nghệ cao, mặc dầu còn có một số trường hợp chưa sát sao cho sự tiến nhanh trong lĩnh vực ICT.

Về phía chúng ta có nhiều cố gắng sáng tạo mà điều quan trọng là tinh thần đoàn kết hợp sức để tiến lên, mặc dầu đang có lo ngại về sự tiếp nối thế hệ.

GS. TSKH. Vũ Đình Cự

Đọc toàn bộ bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam số 102 ra ngày24/10/2008

Giáo sư Vũ Đình Cự nhận là người thiết kế tàu phá bom của Đường Biển

Mời các bạn xem giáo sư nhận là người thiết kế tàu phá bom:

Trang Bauxite Việt Nam bình luận về việc phá lôi

Đầu tháng 4-2010, BVN đăng bài viết “Giáo sư Bộ trưởng Tạ Quang Bửu ra đi, để lại một khoảng trống trong giáo dục đào tạo” của GS Nguyễn Xuân Hãn (http://www.boxitvn.net/bai/2359). Bài này do GS Hãn gửi tới, nhưng vốn đã được đăng trên mạngvietsciences.free.fr.

Sau khi bài được đăng lên một vài ngày, ngày 3-4-2010, người điều hành trang mạng, GS Nguyễn Huệ Chi, nhận được lá thư của Kỹ sư Đỗ Thái Bình gửi trực tiếp cho mình, tỏ ý không đồng tình với những nhận định sau đây của tác giả bài viết: “Thời kỳ này, Giáo sư Tạ Quang Bửu vẫn tham gia giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong khoa học kỹ thuật quân sự. Mùa hè năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh thả thủy lôi trên sông biển và phong tỏa cảng Hải Phòng. Ông đã trực tiếp chỉ đạo một tổ nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá thủy lôi (mật danh GK1) để chống lại thủy lôi chiến lược MK 52 của Mỹ, khí tài phá bom từ trường (mật danh GK2) do Tiến sĩ Vũ Đình Cự làm tổ trưởng”.

Theo ông Đỗ Thái Bình thì “Việc phá thủy lôi có thể nói hoàn toàn là công sức của anh em đường biển và hải quân, một vài người cố gắn Giáo sư Bửu vào, có lẽ là có một số ý đồ. Xin xem bài viết của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh [gửi kèm theo đây], người trực tiếp tham gia các sự kiện và các báo cáo của hải quân:

1/ Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh – Kỹ sư điện, nguyên Tổng giám đốc Bảo đảm hàng hải, hiện sống tại Sài gònhttp://binhbien.multiply.com/journal/item/69/69;

2/ Tạp chí Tia sáng đã tổ chức một buổi hội thảo về vấn đề này. Tại hội
thảo, Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng đây là một vụ án khoa học kinh
khủng, còn Giáo sư Hồ Ngọc Đại lên tiếng, kết án kẻ lợi dụng khoa học
là một con người cực hèn hạ
http://binhbien.multiply.com/journal/item/61/61

Là một trang mạng có uy tín với giới trí thức, mong Giáo sư quan tâm tới vấn đề này, để cho các anh em hải quân và đường biển có chỗ nói lại cho rõ
đầu đuôi vụ việc. Tư liệu về việc này khá đầy đủ
”.

Nhận được thư và bài, GS Nguyễn Huệ Chi đã chuyển ngay cho GS Nguyễn Xuân Hãn là tác giả bài báo về GS Tạ Quang Bửu để hỏi ý kiến. Cùng ngày hôm đó, trong thư trả lời, GS Hãn tỏ ra rất cởi mở: “Xin cảm ơn các anh đã chuyển ý kiến phản hồi bài báo về GS Tạ Quang Bửu của tôi… Tôi xin nói lại một số điều về bài viết này để các anh rõ:

1. Bài tôi viết là bài có tính chất tổng hợp thông tin, có nghĩa là thông tin của nhiều người khác qua mạng Chính phủ (tin phá bom từ trường chính là từ mạng này) http://www.moet.gov.vn

2. Riêng tôi chỉ có một số nhận định về mảng GD – ĐT của GS Bửu

3. Năm 1971-1972 , tôi làm việc ở Vụ Quản lý học sinh, đôi khi được

giúp Bác Bửu một số việc, giữa Bác Bửu và GS Vũ Đình Cự.

GS Vũ Đình Cự thời gian đó được giao phụ trách nhiệm vụ này [rà phá om từ trường].

Đóng góp của nhiều người khác nữa chắc cần viết cụ thể hơn. Nếu viết thật cụ thể thì càng tốt để cho thế hệ hiện nay hiểu được thế hệ cha anh.

4. Về mặt khoa học, việc phá bom mìn có thể là mới với nước ta lúc đó,

nhưng xin khẳng định không mới đối với thế giới. Vào những năm đầu

Chiến tranh thế giới thứ II, người Nga cũng có nhiều kinh nghiệm về vấn

đề này. Song cũng xin nói, với giá trị thực tiễn của việc phá vỡ phong tỏa

bom mìn cua Mỹ lúc đó, đây là một THÀNH TỰU LỚN và có ý nghĩa nhiều mặt. Xét về mặt lịch sử, việc phá vỡ bao vây của Mỹ vẫn là công lao lớn đáng ghi vào sử sách – Thực tế sử sách cũng đã ghi như vậy.

Mong các Anh đường biển và Hải quân viết thêm nhiều bài về đợt phá

bom mìn này…

Bài viết (tổng hợp) của tôi có gửi cho các con Bác Tạ Quang Bửu xem

Trước khi đăng.

Bài viết này tôi không hề có ý đồ xấu xa gì, ngoài việc tưởng nhớ

GS Tạ Quang Bửu (đã mất hơn hai mươi năm) là một trí thức lớn,

Một lòng vì nước vì dân, cho đến phút cuối cùng. Và là thế hệ trí thức

theo Bác Hồ ở Pháp về nước, không phải cuộc đời lúc nào cũng bằng phẳng”.

Nhận được lá thư trên, BVN đã có ý định đăng lại bài viết của Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh tường thuật đầu đuôi công tác rà phá thủy lôi của Hoa Kỳ rải xuống các cửa biển miền Bắc trong thời gian từ 1967-1973 để bạn đọc tham khảo, nhằm góp phần làm sáng tỏ những mắc mớ còn tồn đọng quanh vấn đề này, nhưng nhiều chuyện thời sự khẩn trương lôi cuốn đã khiến người điều hành trang mạng quên bẵng đi.

Nay, BVN lại nhận được lá thư mới nhất của ông Đỗ Thái Bình gửi ngày 2-5-2010, vẫn với thái độ bức xúc và niềm mong muốn được làm rõ sự thật thông qua việc đăng bài ông Nguyễn Ngọc Linh. Vì vậy, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết dưới đây, không ngoài ý định ban đầu như đã nói. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ, trong tình hình tranh chấp biển đảo ở Biển Đông vô cùng nóng bỏng hiện nay, có những kẻ thù giấu mặt đã ngang nhiên ném cả ngư lôi vào cửa biển của chúng ta để đe dọa, việc biểu dương công lao của cả một thế hệ trí thức từng đóng góp xứng đáng vào cuộc chiến đấu can trường và thắng lợi chống lại trận địa bom từ trường trên biển của Hoa Kỳ những năm 60-70 thế kỷ trước là điều cần kíp phải làm, song sẽ còn cần kíp nhiều lần hơn nếu thế hệ đã được tôi rèn trong thực tiễn ấy bỏ thời gian và tâm huyết truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ trẻ hôm nay, nhằm chuẩn bị tích cực cho một chiến dịch đại phá mọi mưu ma chước quỷ của một kẻ thù mới vô cùng nham hiểm, đang ra sức hoành hành trên lãnh hải của chúng ta.

Bauxite Việt Nam

Cuộc thảo luận GS Vũ Đình Cự là người phá lôi hay là một anh Đạo?


Tác giảChủ đề: G S Vũ Đình Cự là người tìm ra biện pháp rà phá lôi hay là một anh "Đạo" (Đọc 3346 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhbien
Thành viên
*
Bài viết: 5


« vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 08:46:27 am »

THỨ TRƯỞNG NGUYỄN QUÂN CÓ NÊU GƯƠNG CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ NƯỚC NHÀ NÊN HỌC TẬP GS CỰ TRONG CHIẾN TRANH ĐÃ TÌM RA BIỆN PHÁP RÀ PHÁ LÔI,TRONG KHI ĐÓ DƯ LUẬN CỦA ANH EM HẢI QUÂN VÀ ĐƯỜNG BIỂN THÌ GS CỰ CHỈ LÀ MỘT ANH"ĐẠO" !!!XIN MỜI CÁC BẠN ĐỌC BÀI VIẾT CỦA KỸ SƯ NGUYỄN NGỌC LINH,NGUYÊN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY BẢO ĐẢM HÀNG HẢI
Vài suy ngẫm nhân đọc bài : “Chỉ có Khoa học và
Công nghệ mới đưa Việt Nam bứt phá”.
*******
Tôi có đọc trên mạng bài cùa Thuận An phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với tựa đề : “Chỉ có KH&CN mới đưa Việt Nam bứt phá”.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Chi-co-khoa-hoc-va-cong-nghe-moi-dua-Viet-Nam-but-pha/11059218/188/
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/05/3BA02992/

Đọc xong bài, tôi có vài suy ngẫm về kết luận của tiến sĩ Nguyễn Quân :
“Xin minh hoạ bằng một kinh nghiệm thời kháng chiến chống Mỹ. Khi Mỹ phong toả cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi, Nhà nước giao cho giáo sư Vũ Đình Cự lập nhóm GK1 với cơ chế tự chủ cao,nghiên cứu giải pháp phá thuỷ lôi. Trong thời gian rất ngắn nhóm GK1 đã thành công, sau này công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ngày nay, ta cũng có thể áp dụng tương tự,bằng cách giao cho một nhà khoa học chủ trì một dự án lớn, được giao một khoản kinh phí đủ lớn, được quyền chủ động mời và trả lương cao cho các nhà khoa học khác cùng làm việc, chủ động mua sắm thiết bị, tham dự các cuộc hội nghị quốc tế, mời chuyên gia nước ngoài hợp tác...Nhà nước chỉ quan tâm đến sản phẩm của dự án. Theo kinh nghiệm của các nước, có như thế mới có thể triển khai thành công các dự án lớn.”
Đọc đến đây suy nghĩ thứ nhất đến với tôi là “theo kinh nghiệm của nước ta’’thì cách đây vài chục năm Nhà nước đã từng áp dụng mô hình này.
Tôi xin dẫn một đoạn trong bài “Tính trung thực của người nghiên cứu” đăng trên Tia Sáng ngày 04/09/2008 của tác giả Vũ Cao Đàm :
“Đây là câu chuyện ở giữa thủ đô Hà Nội. Một vài nhà khoa học lân la đến được mấy vị lãnh đạo rất cao trong Đảng và trong Chính phủ, thuyết phục thế nào đó, lập được một Viện trực thuộc Chính phủ. Viện có công an đứng gác và được sử dụng mật phí 1 và được cung cấp ngoại tệ(một chế độ đặc đãi chưa có tiền lệ ở đâu) để nghiên cứu những vấn đề trọng đại của quốc gia. Sau một vài năm,chúng tôi hỏi nhau về những thành tựu mà Viện đã cống hiến cho quốc gia, thì được một vị vụ trưởng ở Uỷ ban KH&KT Nhà nước cho biết:” Đơn vị nghiên cứu vật lý màng mỏng của Viện này đã sản xuất được... bộ thiết bị làm bánh đa nem; đơn vị về điện tử gì đó thì có thêm chức năng buôn xe máy... second hand từ nước ngoài, chất đầy một nhà kho cũng được công an gác cẩn mật ;Một đơn vị gì đó nữa thì mở cơ sở sản xuất nước tương... xì dầu...Còn những khoản ngoại tệ được giao sử dụng thì không quyết toán được; Một kho máy tính mua bằng ngoại tệ mạnh thì bỗng nhiên bốc cháy.” Sau ít năm,Thủ tướng quyết định nhập viện này vào một bộ, không được “trực thuộc Chính phủ” nữa. Cho đến ngày nay đã trên hai mươi năm, không ai nghe nói Viện đã có thành tựu nào đóng góp cho quốc gia,cũng không có bài báo nào công bố gây tiếng vang quốc tế. Còn các nhân vật chủ chốt- tác giả của sự phù phép đó- thì được đưa lên những chức vụ rất cao và ngồi đó bàn thảo chính sách khoa học và phán xét lập trường, tư tưởng, đạo đức của những người làm khoa học chân chính.”
Chuyện vài chục năm trước có thể không phải là chuyện hôm nay nhưng cũng đáng để suy nghĩ khi có những quyết sách về KH&CN.
Suy nghĩ thứ hai của tôi là về: “.... kinh nghiệm thời kháng chiến chống Mỹ. Khi Mỹ phong toả cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi,Nhà nước giao cho giáo sư Vũ Đình Cự lập nhóm GK1 với cơ chế tự chủ cao,nghiên cứu giải pháp phá thuỷ lôi. Trong thời gian rất ngắn nhóm GK1 dã thành công, sau này được Giải thưởng Hồ Chí Minh.”

Tôi thấy ở đây có chuyện chưa hiểu thấu đáo ngọn ngành của Cuộc chiến chống phong toả bằng thuỷ lôi của Mỹ cho dù đây là cuộc chiến về KH&CN giữa Mỹ với Quân và Dân ta.
Không phải năm 1972 Mỹ mới phong toả cảng biển và luồng lạch vào cảng mà chúng tiến hành phong toả bằng thuỷ lôi từ giai đoạn 1967- 1968.
Ngày 26/2/1967 Mỹ bắt đầu thả thuỷ lôi ở khu 4 thì chỉ hơn một tuần sau Hải Quân (HQ)đã tháo gỡ được nguyên vẹn 2 quả thuỷ lôi MK-50 và MK-52 . Bộ phận kỹ thuật của HQ đã phanh phui chúng và đã tìm ra nguyên lý hoạt động sau một thời gian mày mò nghiên cứu.
Việc Mỹ phong toả bằng thuỷ lôi cản trở rất lớn đến việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của Cục Vận Tải Đường Biển(CVTĐB) là tiếp nhận hàng viện trợ của các nước anh em và vận tải hàng phục vụ công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Vì vậy CVTĐB đã sát cánh cùng HQ lao vào cuộc chiến chống phong toả. Hai vị chỉ huy tối cao là Tư lệnh Nguyễn Bá Phát và Cục trưởng Lê Văn Kỳ cũng sát cánh bên nhau chỉ huy cuộc đấu trí về KHKT đầy gay go, thử thách về trí thông minh, sáng tạo và lòng dũng cảm, không sợ hy sinh để đánh thắng giặc Mỹ. Từ rà phá thô sơ bằng tôn,sắt thép,nam châm ta đã nhanh chóng cho ra đời các thiết bị phóng từ đạt hiệu quả cao như HDL-9; HT-5; HT-6 của HQ; PĐ-67-1; PĐ- 67-2; PĐ-67-3 của CVTĐB. Với gần 50 bộ, PĐ-67-3 ,phổ biến chung với tên gọi PĐ-67, đã có mặt ở hầu hết các trọng điểm nhanh chóng quét sạch thuỷ lôi thông luồng. Trong thuỷ lôi có bộ phận nhận dạng để điều khiển nổ đánh trúng tàu. Chúng tôi đã tạo các tín hiệu giả phát đi làm bộ phận điều khiển thuỷ lôi tưởng có tàu đi qua lập tức điều khiển nổ. CVTĐB có tổ nghiên cứu, thiết kế,chế tạo các thiết bị rà phá và 3 đơn vị trực tiếp rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi là Ty Bảo Đảm Hàng Hải; cảng Hải Phòng và cảng Bến Thuỷ. Đợt phong toả 1967-1968 HQ đã phá gỡ được 1240 quả thuỷ lôi; CVTĐB dã phá gỡ được 1000quả. Với hơn 2200quả thuỷ lôi được phá gỡ chứng tỏ không những HQ và CVTĐB đã thành công trong việc tìm ra giải pháp phá thuỷ lôi mà còn thiết kế, chế tạo các thiết bị rà phá và trực tiếp phá gỡ thuỷ lôi.
Năm 1972 Mỹ lại tiến hành phong toả các cảng trong đó có cảng Hải Phòng, nơi tiếp nhận chủ chốt hàng viện trợ. Ngày 9/5/1972 Mỹ bắt đầu phong toả thì ngay ngày 15/5/1972 ta đã tháogỡ được nguyên vẹn quả MK-52 đầu tiên của thời kỳ này để nghiên cứu. Kết quả cho thấy đã có một số cải tiến, độ nhậy giảm nhiều so với trước. Tất cả những thay đổi này không vượt quá tầm giải quyết của các đơn vị đã tham gia chống phong toả lần thứ nhất.
Ngày 28/6/72 CVTĐB cũng tháo gỡ được một quả MK-52 và được giữ lại để nghiên cứu.
Viện Kỹ Thuật Quân sự(VKTQS); Hải Quân; Công Binh(CB) chuyển cho CVTĐB những thông tin mới về những cải tiến trong thuỷ lôi. Giải pháp phá thuỷ lôi được bổ xung phù hợp với thình hình mới.
Là lưc lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống phong toả, ngày 15/6/1972 HQ cho ra đời tàu T150 . Ngày 15/6 tàu này phá nổ quả MK-52 đầu tiên ở khu vực phao số 24 Hoàng Châu.
Tiếp theo HQ chế tạo tàu phóng từ mạnh V412 và tàu này đã phá nổ MK-52 ngày 27/7/72.
CVTĐB cũng tích cực cải tiến các thiết bị trước và chế tạo các thiết bị mới. Ty Bảo Đảm Hàng Hải ,đơn vị rà phá chủ lực của CVTĐB, đã có 14 phương tiện rà phá.Các phương tiện rà phá này đều do CVTĐB tự lực thiết kế chế tạo.
Ông Kha, Vụ trưởng Vụ KHKT bộ GTVT cuối tháng 6/1972 có dẫn một số cán bộ của đại học Bách Khoa xuống gặp cục trựởng Lê văn Kỳ để đề nghị được tham gia nghiên cứu về thuỷ lôi . Được sự đồng ý của cục trưởng ngày 05/7/1972 nhóm ĐHBK xuống Hải Phòng tìm hiểu về thuỷ lôi trên quả MK-52 của CVTĐB. Đ/c Thái Phong của CVTĐB là người trực tiếp hướng dẫn nhóm ĐHBK về nguyên lý hoạt động cũng như cho thuỷ lôi hoạt động trở lại để nhóm đo đạc các thông số. Ngoài ra tổ nghiên cứu của CVTĐB còn trao đổi với nhóm ĐHBK các tài liệu của Viện KTQS, của HQ ,của CB...và đặc biệt một tài liệu rất có giá trị về MK-42 cùng với sơ đồ mạch. Sự giúp đỡ tận tình này đã giải thích rõ điều đã nêu trong phần minh hoạ trên: “trong một thời gian rất ngắn nhóm GK1 đã thành công ...’
Độc giả nhớ cho ngày 05/7/1972 nhóm ĐHBK mới bắt đầu tìm hiểu về thuỷ lôi thì ngày 02/6/1972 tàu TN của CVTĐB đã phá nổ quả MK-42 đầu tiên của đơn vị và tàu T150 của HQ đã phá nổ quả MK-52 đầu tiên ngày 15/6/72 khi nhóm ĐHBK còn chưa nhìn thấy các loại thuỷ lôi Mỹ.
Thật sai lầm lớn khi ngộ nhận thuỷ lôi phá được trong thời kỳ này là do ĐHBK đã “ nghiên cứu thành công giải pháp phá thuỷ lôi”.
Suy ngẫm trong tôi chẳng lẽ đã có chữ “Đạo” trong vụ này.
Thiết nghĩ Bộ KH&CN nên vào cuộc để giải quyết ngọn ngành về những nghi vấn trong cuộc chiến chống phong toả trong những năm chống Mỹ cứu nước.

Nguyễn ngọc Linh
Kỹ sư Điện-Nguyên Thành Viên Tổ Phá Lôi Cục Vận Tải Đường Biển ;di động 090-384-5069
Logged
vitính
Thành viên
*
Bài viết: 463


« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 10:06:42 am »

Bác binhbien (Binh Biến?) nên cho nguồn của tài liệu đưa lên. Tôi tìm hiểu trên mạng thì nguyên là bài lấy từ blog của ông Đỗ Thái Bình?

Một số thông tin thêm về vấn đề này:

Nguồn: http://hatinhonline.com/forum/lofiversion/index.php/t7407.html
15. Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Trần Thức Vân: nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự- Bộ Quốc phòng được nhận giải thưởng (HCM) tập thể cùng với các nhà khoa học Viện KTQS, đợt 1 năm 1996, về lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật.
Quê quán: Đức Thọ
Công trình: Phá thủy lôi từ tính và bom từ trường, đảm bảo giao thông 1967-1972; Nghiên cứu chống nhiễu trong cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc, 1968, 1969, 1970, 1972; Một số vũ khí đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ (A12, DKB nối tầng, các loại vũ khí phá chướng ngại FR, thủy lôi APS);


Việc người ta chỉ biết đến ông VĐC có thể là lỗi truyền thông?
Logged
binhbien
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 01:54:12 pm »

Thưa anh Vi Tính
Bài này do anh Nguyễn Ngọc Linh gửi cho tôi.
Linh Nguyenngoc <nguyenngoclinh3012@yahoo.com.vn>
to binhthaido@gmail.com
date Wed, Dec 2, 2009 at 6:38 PM
subject Vài suy ngẫm nhân đọc bài :"Chỉ có KH&CN mới đưa Việt Nam bứt phá"
Anh Linh là thành viên trong Tổ Phá Lôi của Cục Đường Biển còn tôi trong chiến tranh chỉ là kỹ sư đóng tàu không trực tiếp tham gia chống thủy lôi.Trong hai năm qua,tôi cùng ông Lê Văn Kỳ nguyên Cục Trưởng Cục Đường Biển và các anh em Tổ Phá Lôi còn sống tới hôm nay đã tiến hành rà soát lại tất cả các tài liệu,ghi chép,ghi âm,quay phim,tổng kết lại cuộc chiến chống phong tỏa vừa qua ,tôi có đóng góp phần nhỏ là đưa các phương pháp mới gọi là hiện đại vào trong việc ghi chép này.Ý kiến anh Nguyễn Ngọc Linh là hoàn toàn chính xác,Đường Biển và Hải Quân nhiều lần góp ý về việc đề cao giáo sư không đúng nhưng hệ thống chúng ta bỏ qua ,cói lẽ vì "đại cục".Việc thứ trưởng Nguyễn Quân vễn nêu đây là một gương sáng bắt buộc anh em phải lên tiếng .Admin của trang có thể liên lac trực tiếp với Nguyễn Ngọc Linh.Thân mến

Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 908


« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 02:01:51 pm »

Em thấy GS Vũ Đình Cự chả liên quan đến chuyện "Đạo" điếc gì cả! Đưa người ta lên tựa bài viết thế kia khác nào nói rằng ổng giành giật công lao của các bác! Trong khi bài viết thì không chứng minh chuyện đó!

PS. bác binhbien có bà con với GS DTL thì phải.
Logged
binhbien
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 02:40:46 pm »

Cảm ơn bodoibucket.Đúng là tôi có bà con với GSDTL.Vì bài viết của anh Linh còn nêu nhẹ nhàng nên vấn đề "Đạo" của GSVDC chưa rõ.Chúng tôi sẽ phóng lên các bài của các anh Hải Quân như đại tá Hoàng Sơn-Phi Đăng,anh Đường Biển Phá Lôi Nguyễn Thái Phong ...
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 908


« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 02:46:29 pm »

Trong trang nhà ta đây cũng có vài tài liệu mô tả lại giai đoạn phá thủy lôi Mỹ, chống phong tỏa đường biển của bên Hải Quân và cũng có nói đến CVTĐB ... tiếc là tạm thời chưa xem lại được! Grin
-------------------
PS: bác binhbien có máy cái hình "Thủy đội Sông Lô học bên TQ" cho em copy nhé!
Logged
binhbien
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 02:51:03 pm »

Đọcbức thư riêng của VDC gửi Thái Phong Đường Biển ta thấy thực chất GK 1 chẳng làm cái gì cả :


Vũ đình Cự
Hà nội, ngày 4 tháng 1 năm 2008

Thân gửi : Anh Nguyễn Thái Phong

Như đã trao đổi với anh ở Hà nội, sau khi hỏi các d/c trong Bách khoa (vì đã quá lâu nên sợ quên) và đọc lại một số tài liệu còn lưu, tôi trao đổi với anh một số việc sau:
1) Chúng tôi có tham gia với các anh về cải tiến con tầu để rà phá trong phần nguồn có chỉnh lưu dòng một chiều và một số đo đạc…
Sau đóVụ Kỹ Thuật có báo cáo tàu này rà phá tốt, do đó các báo chí có viết như vậy.
Đến nay, nghĩa là sau 35 năm, mới có thông tin rằng: khi tàu này xong đưa đi rà phá thì đã rà phá xong rồi.
Thật đáng tiếc, nếu biết sớm như vậy báo sẽ viết khác. Cụ thể là chỉ kể về tàu tự động rà phá T5, các thiết bị dùng cho đường bộ trong đó có đường HCM,đường sông và ven biển vào miền Trung.
Như vậy lỗi là từ thiếu thông tin.
2) Trong đầu nổ mà chúng tôi cưa ra, ngoài chất chống ẩm còn có một vòng với lớp nhôm ở ngoài chưa rõ công dụng. Nhờ quân giới kiểm tra thì đó là vòng thuốc nổ mà Mỹ cài bẫy trong đầu MK-42.
3) Chúng tôi bất ngờ được Bộ, lúc đó d/c Đinh Đức Thiện làm Bộ trưởng, gọi lên tham dự 1 triển lãm ở trong biệt thự, tôi chỉ được lệnh giới thiệu tính năng cơ bản của đầu MK-42. Còn các phần khác do các nhóm khác giới thiệu, chứ không có Bách Khoa.
Sự hợp tác giưa chúng ta thật tốt đẹp, tôi xin chân thành cám ơn sự hợp tác của chúng ta.

Vũ Đình Cự
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 908


« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 03:00:28 pm »

Bác binhbien:

1 - Em thấy trên quansuv.net này mà em quen đọc thường đưa tài liệu "gốc" (bản chụp) ra để chứng minh những nhận định, đánh giá của mình.

2 - Việc công bố bức thư (hay là công văn) của GSVDC ra em thấy chưa có gì để chứng minh rằng cụ ấy nói rằng cụ ấy có công lao lớn nhất trong vụ rà phá thủy lôi.

Mong nhận được tài liệu "thuyết phục" hơn của bác!
Logged
vitính
Thành viên
*
Bài viết: 463


« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 03:31:28 pm »

Chuyện quá đề cao cá nhân GS VĐC và ĐHBK nghĩ ra biện pháp rà phá thủy lôi trong một thời gian dài cho đến khi có giải thưởng, theo như tôi biết, là chuyện thật. Nhưng nói GS VĐC "đạo" thì theo tôi cũng là chưa cẩn trọng. Đơn giản vì nếu cá nhân GS có muốn "đạo" chắc cũng không thể.
Nói tới cá nhân GS VĐC lần này là do anh Nguyễn Quân phát biểu thí dụ nhân chuyện KHKT thôi. Chứ giải thưởng HCM đã nhắc tới cả những người khác, đơn vị khác như tôi đã trích dẫn ở lời trước, trong đó có GSTS TTV và "các nhà khoa học Viện KTQS" là những người lứa trước cùng đơn vị của tôi (VKTQS).
Cá nhân tôi cho rằng Giải thưởng trao cho "Các công trình: Phá thủy lôi từ tính và bom từ trường, đảm bảo giao thông 1967-1972 của Viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Tư lệnh công binh, Bộ Tư lệnh Hải Quân, Viện Kỹ thuật Bộ Giao thông vận tải, các cục: Đường bộ, Đường sông, Đường biển, cảng Hải Phòng, Ty đảm bảo hàng hải, Tổ GKI Đại học Bách khoa Hà Nội." đã không còn đề cao cá nhân GSTS VĐC như trước đây. Và như thế là thỏa đáng. (nguồnhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_Khoa_h%E1%BB%8Dc_v%C3%A0_C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_Qu%C3%A2n_s%E1%BB%B1)
Xem thêm về những người làm với bom, thủy lôi từ tính của đơn vị tôi: http://www.vusta.vn/news_detail.asp?id=6117 Tôi rất tự hào, dù không góp phần, đơn vị tôi có 3 công trình được giải thưởng HCM năm 1996.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 03:59:11 pm gửi bởi vitính » Logged
binhbien
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #9 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 03:46:22 pm »

Tài liệu về cuộc chống thủy lôi của Hải Quân và Đường Biển vô cùng phong phú ,riêng Tổ chúng tôi đã lưu trữ tới vài chục GB các bản scan chụp văn bản,ảnh,ghi âm,phim tư liệu ,phim để chứng minh...Xin mời anh Bodoibucket xem một đoạn phim GSVDC tự nói về bản thân đã "cưa thủy lôi " ra sao để biết trình độ hiểu biết về vũ khí của người cầm đầu cái gọi là GK 1.Chúng tôi sẽ đưa tiếp các tư liệu

http://cuocchienchongphongtoa.blogspot.com/2009/12/giao-su-vu-inh-cu-cua-bom-nhu-nao.html
Logged
« 1 2 Xuống
IN
Tác giảChủ đề: G S Vũ Đình Cự là người tìm ra biện pháp rà phá lôi hay là một anh "Đạo" (Đọc 3346 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 908


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 04:26:37 pm »

Đoạn video quay tại phòng 207 nói ông VDC cưa cái đầu nổ chứ có nói là "say sưa cưa thủy lôi" đâu nhỉ?
Logged
haidangngay
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 02:08:01 pm »

Tài liệu về cuộc chống thủy lôi của Hải Quân và Đường Biển vô cùng phong phú ,riêng Tổ chúng tôi đã lưu trữ tới vài chục GB các bản scan chụp văn bản,ảnh,ghi âm,phim tư liệu ,phim để chứng minh...Xin mời anh Bodoibucket xem một đoạn phim GSVDC tự nói về bản thân đã "cưa thủy lôi " ra sao để biết trình độ hiểu biết về vũ khí của người cầm đầu cái gọi là GK 1.Chúng tôi sẽ đưa tiếp các tư liệu

http://cuocchienchongphongtoa.blogspot.com/2009/12/giao-su-vu-inh-cu-cua-bom-nhu-nao.html
Xin lỗi bác, hơn 30 năm mà bắt người ta nhớ lại chi tiết cách làm trong lúc các vị GS đều già cả, bắt đầu lú lẫn thì tôi cũng chiụ, chưa kể họ đều có hàng chục các đề tài NC khác sau này cũng cần nhớ. Sau 3 năm bỏ nghiên cứu mà giờ quay lại cũng những cái em trực tiếp làm thời đó, nhiều lúc em còn lầm lẫn nữa là 30 năm.
Chưa kể, đối với 1 công trình nghiên cứu, luôn có những người đứng đầu có vai trò lãnh đạo, định hướng, họ sẽ chẳng mấy đi sâu vào nghiên cứu, nhiều lúc hỏi tổng quát họ được chứ đi vào chi tiết như người làm trực tiếp thì họ ú ớ ngay. Nhưng khi trao thưởng, bác không bỏ họ ra được. Vì họ thực sự quan trọng, có họ thì chúng ta mới có được sự tin tưởng, sự phối hợp và sự định hướng ban đầu cũng như lúc lúc quan trọng.
Còn về tên đề tài thì em thấy đâu có để tên GS VDC đâu, và tên GKI cũng là cuối cùng. Nhiều lúc trong một công trình nghiên cứu lớn, thì một thành viên có đóng góp cực ít cũng phải được ghi nhận (không lẽ bác bỏ qua công lao của họ). Chưa nói đến thành viên này lại là người được trực tiếp báo cáo thành quả (có nhiều lúc người nói được biết đến nhiều hơn người làm đó bác - xã hội là vậy mà). Như em vậy, có 1 Phát minh Sáng chế đang được công nhận do trực tiếp em làm, ông GD của em chẳng mấy mó tay vô nhưng vẫn được ghi tên thì sao. Em thấy bình thường vì bác GD đã cấp kinh phí, tìm nguồn tài trợ, hỗ trợ cho em làm vậy thôi
Cho nên em nghĩ bác nên rộng lượng một chút. Có thể do truyền thông họ quan tâm nhiều đến người mà họ đã biết thôi. Chào bác
Logged
vitính
Thành viên
*
Bài viết: 463


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 02:53:10 pm »

Xin gửi tới các anh lời anh bạn tôi, thiếu tướng Phó GĐ Viện Khoa học Công nghệ QS đương nhiệm, trả lời thư tôi sau khi được tôi chỉ cho chủ đề này:
"Cảm ơn anh đã gửi đường linhk đến www.quansuvn.net/ . Tôi đã đọc kỹ và nhớ lại cỡ tháng 12 năm 2007 gì đó, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự hiện nay ( Trứoc đây là VKTQS) được Cục Vận tải đường biển mời xuống Hải phòng dự hội thảo về rà phá thuỷ lôi ở cảng Hải phòng trong thời kỳ Chống Mỹ. Các anh ở Viện có cử tôi xuống dự.Tại Hội thảo này tôi thấy có cả Bác Đỗ Mười . Có nhiều ý kiến muốn phân biệt rạch ròi,và đòi làm sáng tỏ 1 số vấn đề còn đang tranh cãi. Tuy nhiên cuối buổi sáng Bác Mười có phát biểu , đại ý : Đây là chiến công chung ,đóng góp chung của nhiều cơ quan,ban ngành, thắng lợi cuối cùng là ta đã làm thất bại âm mưu phong toả cảng HP của Mỹ; Thắng lợi đó đã được Đảng và Nhà nước ghi công bằng Giải thưởng Hồ chí Minh cho tất cả các đơn vị có công rồi ! Chứ có cho riêng 1 dơn vị, hay 1 cá nhân nào đâu ? Vì vậy chúng ta cần tôn vinh công trạng của tất cả những ai đã có đóng góp, dù là nhỏ nhất. Bác ấy còn nói đùa thậm chí cả những đ/c anh chị nuôi đã nấu ăn phục vụ cho các đoàn , đội công tác.
Tôi thấy ý bác Đỗ Mười là chí lý ! Còn ai có muốn nhận công to. công nhỏ ! Thì khó phân xử quá ! Thế còn những người đã hy sinh khi rà phá thuỷ lôi trên biển...thì sao nhỉ ?"
Logged
Fly
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #13 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 08:45:06 pm »

Cháu chào các Ông các bác. Ông nội cháu cũng từng tham gia phá thủy lôi tại cảng Hải Phòng Ông cháu tên là Đào Văn Khuyến công tác đoàn 359 các Ông Các Bác có thêm thông tin của Ông cháu cho cháu biêt thêm thông tin với ạ. Cháu chúc các Ông các Bác luôn mạnh khoẻ.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 939

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 08:59:25 pm »

Xin gửi tới các anh lời anh bạn tôi, thiếu tướng Phó GĐ Viện Khoa học Công nghệ QS đương nhiệm, trả lời thư tôi sau khi được tôi chỉ cho chủ đề này:
"Cảm ơn anh đã gửi đường linhk đến www.quansuvn.net/ . Tôi đã đọc kỹ và nhớ lại cỡ tháng 12 năm 2007 gì đó, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự hiện nay ( Trứoc đây là VKTQS) được Cục Vận tải đường biển mời xuống Hải phòng dự hội thảo về rà phá thuỷ lôi ở cảng Hải phòng trong thời kỳ Chống Mỹ. Các anh ở Viện có cử tôi xuống dự.Tại Hội thảo này tôi thấy có cả Bác Đỗ Mười . Có nhiều ý kiến muốn phân biệt rạch ròi,và đòi làm sáng tỏ 1 số vấn đề còn đang tranh cãi. Tuy nhiên cuối buổi sáng Bác Mười có phát biểu , đại ý : Đây là chiến công chung ,đóng góp chung của nhiều cơ quan,ban ngành, thắng lợi cuối cùng là ta đã làm thất bại âm mưu phong toả cảng HP của Mỹ; Thắng lợi đó đã được Đảng và Nhà nước ghi công bằng Giải thưởng Hồ chí Minh cho tất cả các đơn vị có công rồi ! Chứ có cho riêng 1 dơn vị, hay 1 cá nhân nào đâu ? Vì vậy chúng ta cần tôn vinh công trạng của tất cả những ai đã có đóng góp, dù là nhỏ nhất. Bác ấy còn nói đùa thậm chí cả những đ/c anh chị nuôi đã nấu ăn phục vụ cho các đoàn , đội công tác.
Tôi thấy ý bác Đỗ Mười là chí lý ! Còn ai có muốn nhận công to. công nhỏ ! Thì khó phân xử quá ! Thế còn những người đã hy sinh khi rà phá thuỷ lôi trên biển...thì sao nhỉ ?"


Cứ kiểu công chung trách nhiệm chung thế này thì chả bao giờ khá lên được đâu bác ạ.
Logged

Chết vì ghét người!