CHỐNG PHONG TỎA SÔNG BIỂN MIỀN BẮC
Nhân dịp đọc một số bài viết về thời kỳ này
Mới đây, tôi có nhận được bản chụp một số bài báo và tài liệu, được ra mắt và lưu hành từ nhiều tháng, năm trước, nói về công cuộc chống phong tỏa đường biển, đường sông bằng thủy lôi và bom từ trường.
Đọc "Thành phố chống phong tỏa", nhật ký của Hoàng Tuấn Nhã, phóng viên báo Nhân Dân viết từ 15-5-1972 đến 20-11-1972, tôi như sống lại thời kỳ thành phố Hải Phòng bị phong tỏa, bắt gặp lại hình ảnh của các chiến sĩ phá thủylôi Ty Bảo Đảm Hàng Hải dũng cảm, yêu đời, hình ảnh những chiếc tàu phá lôi hùng dũng tiến vào bãi thủy lôi và bom từ trường, hình ảnh những cột nước dâng cao và những âm thanh như những tiếng gào thét vô vọng vì không đánh trúng vào mục tiêu nào cả.
Một bài viết khác có một số chi tiết không chính xác như trong bài viết: "Tàu thủy phá bom không người lái", gọi thiết bịrà phá lôi PĐ-67 do Đường Biển sản xuất và cung cấp cho Đường Sông là BĐ-67 và giải thích là Bảo đảm giao thông 67. Thực ra PĐ-67 chỉ đơn giản là Phao đèn 67. Một chi tiết khác là cho nhóm nghiên cứu của Đường Sông có mật danh GK2 từ năm 1968. Cuối năm 1968 chiếc T5 đầu tiên được cho ra đời ở một xưởng đóng tàu Hải Phòng. Thực ra các mật danh GK (GK1, GK2, GK3) là do Bộ Giao thông Vận tải đặt ra để gọi các nhóm nghiên cứu của Đại học Bách khoa, Đường Sông, Đường Biển khi Đại học Bách khoa tham gia nghiên cứu từ tháng 7 năm 1972. Còn một chi tiết hơi quá là: "Nhờ có T5, các tuyến vận tải thủy qua các cửa sông (Nam Triệu, Cửa Cấm, Ba Lạt...) được thông suốt...".
Thực ra các tuyến vận tải này được thông suốt nhờ các thiết bị cơ động và mạnh hơn T5 gấp nhiều lần của nhiều đơn vị khác.
Các chi tiết không chính xác ở mức quên quên, nhớ nhớ tôi cho là chuyện bình thường, vì đã 35-40 năm rồi.
Nhưng bài báo "Vũ Đình Cự và tổ GK1" của tác giả Hàm Châu đăng trên Tạp chí Truyền hình VTV kỳ 1 tháng 5 năm 2007, không phải ở mức quên quên, nhớ nhớ mà là sự ngộ nhận và thổi phồng quá đáng những gì đã làm được, thậm chí nhận đã làm cả những việc mình không hề làm!
Tác giả Hàm Châu chỉ là người sắp xếp, trình bày những thông tin được cung cấp thành một bài báo. Đáng nói ở đây là những người cung cấp thông tin.
Tôi buồn và thất vọng về những thông tin không trung thực được cung cấp bởi những người làm công tác khoa học kỹ thuật.
Trước khi Đại học Bách khoa tham gia nghiên cứu về thủy lôi và bom từ trường (7-1972), thì từ năm 1968 ở Đường Biển và Đường Sông đã hình thành các nhóm nghiên cứu, chế tạo thiết bị rà phá thủy lôi. Thời kỳ 1967-1968, đội ràphá lôi của Đường Biển đã rà phá được một số lớn bom từ trường. Khi Đại học Bách khoa tham gia nghiên cứu thì mới đặt các biệt danh để tiện liên lạc (GK1: Bách Khoa, GK2: Đường Sông, GK3: Đường Biển). Mọi người trong cuộc đều biết rõ điều này. Nhưng người cung cấp thông tin đã cố tình chỉ kể có 2 tổ nghiên cứu là GK1 và GK2 được thành lập. Họ đã cố tình quên, vì quên sao được khi GK1 mới bước vào lĩnh vực này còn nhiều bỡ ngỡ thì GK3 là người cung cấp tất cả những hiểu biết của mình tích lũy được trên nguyên lý hoạt động của thủy lôi và bom từ trường, cũng như trong thực tế rà phá, tháo gỡ mà người trực tiếp nhất là đồng chí Thái Phong của Đường Biển. Đường Biển cũng chia sẻ những tài liệu được các đơn vị bạn khác cung cấp cho Bách Khoa khiến cho việc nghiên cứu của GK1 được thuân lợi và rút ngắn rất nhiều. Tôi nói cố tình quên, vì quên sao được những quả thủy lôi Đường Biển phá được, gắn liền với công sức của GK3 và các đội rà phá lôi của Đường Biển, sử dụng các phương tiện do Đường Biển độc lập thiết kế và chế tạo đã được tính đến là kết quả nghiên cứu của GK1 và bằng các phương tiện do GK1 thiết kế, chế tạo và cung cấp.
Bài báo viết: "Việc đầu tiên của tổ GK1 là để tìm hiểu thực tế rà phá bom thủy lôi. Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Cự và một số cán bộ giảng dạy của Đại học Bách khoa cùng đi với ông Kha - Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật - Bộ Giao thông Vận tải xuống Hải Phòng, hỏi chuyện ông Kỳ - Cục trưởng Cục Đường Biển...".
"Hỏi chuyện...", chứ không phải là xin phép được tham gia nghiên cứu trên các quả MK-52 và MK-42 mà Đường Biển đã tháo gỡ được?
Tôi thấy có gì là bạc bẽo, khiếm nhã, xếch mé trong câu "Hỏi chuyện ông Kỳ". Người cung cấp thông tin quên rằng tư thế lúc đó mình là người đề nghị được hợp tác, được giúp đỡ để được nghiên cứu trên các đầu bom mà Đường Biển vừa tháo gỡ được. Người cung cấp thông tin cũng quên rằng những hợp tác nhiệt tình của Đường Biển là do ông Kỳ chỉ đạo. Sau này, tôi được biết thêm chi tiết là trước khi đến Đường Biển, Đại học Bách khoa đã đề nghị được tham gia nghiên cứu với Bộ Quốc phòng và Hải quân nhưng không được chấp nhận.
Những số liệu do GK1 nghiên cứu đến tay Đường Biển cũng là lúc thiết bị phá thủy mạnh nhất và hoàn chỉnh nhất của Đường Biển mang tên ĐB-72-3 đã được triển khai sản xuất.
Ngưỡng nổ của MK-52 mà GK1 đo được thì cường độ từ trường ĐB-72-3 phát ra mạnh gấp 5 lần ở cự ly an toàn cho phương tiện.
Bài báo lại có đoạn: "Kết quả này được nhóm chuyên đề kỹ thuật tự động sử dụng để thiết kế khí tài phá nổ...", và "... Các khí tài được đưa ra thử nghiệm tại hiện trường có tàu bè qua lại y như thật, ở cảng Chùa Vẽ và đảo Cát Hải (Hải Phòng) trước khi được sản xuất hàng loạt cung cấp cho các đội tàu phá thủy lôi ngành Giao thông Vận tải".
Chi tiết này hoàn toàn sai! Tôi khẳng định là GK1 không có thiết bị rà phá thủy lôi nào để mang ra thử ở Chùa Vẽ và Cát Hải.
Sự thực là sau khi sản xuất ra ĐB-72-3, Đường Biển mang ra thử ở Chùa Vẽ với các đầu nổ MK-52 và MK-42. Đường Biển có báo cho GK1 cùng tham gia thử, vì Đường Biển không có máy móc đo lường. Nhóm GK1 mang theo các máy đo lường, máy hiện sóng xuống Hải Phòng tham gia thử. Kết quả thử ở hiện trường rất tốt, đúng như mong muốn của chúng tôi.
Sau đó Đường Biển lại tiếp tục sản xuất một thiết bị tương tự có tên là ĐB-72-4 và mang ra thử ở Cát Hải cũng bằng đầu nổ MK-52 va MK-42. Chúng tôi lại cũng báo Đại học Bách khoa và GK1 cũng lại xuống Hải Phòng để tham gia thử.
Cả hai lần thử ở Chùa Vẽ và Cát Hải đều là thử thiết bị của Đường Biển. Cả hai lần thử này GK1 đều có báo cáo gửi Đường Biển, và Đường Biển cũng như Bách Khoa còn lưu giữ. Chùa Vẽ và Cát Hải không chứng kiến một cuộc thử thiết bị rà phá thủy lôi nào do GK1 thiết kế và chế tạo cả.
Một đơn vị giàu tiềm năng như Đường Biển cũng phải gồng mình lên mới sản xuất được có 2 chiếc để mang ra thử lần lượt ở Chùa Vẽ và Cát Hải thì làm sao GK1 có thể sản xuất hàng loạt để cung cấp cho các đơn vị ngành Giao thông Vận tải.
Thủy lôi và bom từ trường mà Đường Biển rà phá được trong thời kỳ 1972-1973 là cả một quá trình tích lũy, đúc rút kinh nghiệm và sự trao đổi giúp đỡ của nhiều đơn vị bạn và sự đào sâu, suy nghĩ của tập thể nhóm nghiên cứu.
Thật sai lầm khi ngộ nhận đó là kết quả nghiên cứu của GK1, thậm chí là nhờ các thiết bị do GK1 chế tạo và cung cấp.
Tôi không làm việc nhiều với GK1, nhưng thiết bị rà phá thủy lôi của GK1 tôi nhớ là mới chỉ thấy xuất hiện trên một tranh vẽ một chiếc thuyền buồm có lắp ở mũi một cuộn dây tròn dẹt.
Ngày 30-12-1972, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc. Bài báo có đoạn: "Nhiệm vụ của tổ GK1 còn rất nặng nề - Phải mau lẹ chế tạo hàng loạt khí tài để quét nhanh, quét gọn, quét sạch thủy lôi và bom từ trường trên đường biển, đường sông và đường bộ".
Hải quân và Đường Biển giải quyết hậu quả phong tỏa trên sông, biển. Nhiệm vụ đó là tiếp tục rà phá những thủy lôivà bom từ trường còn sót lại và sau đó là thanh thải thủy lôi và bom từ trường mất hiệu lực.
Tôi thật ngỡ ngàng, vì không hiểu hàng loạt khí tài này là những khí tài gì và chúng được cung cấp cho những đơn vị nào?
Sau hỏi ra mới biết GK1 có làm một thiết bị giống như một chiếc bừa để phát hiện thủy lôi mất hiệu lực. Do thiết bị này quá xa vời thực tế nên đã không sử dụng được ngay trong lần thử đầu tiên khi rà thủy lôi ở biển.
Có lẽ các khí tài này được cung cấp cho các đơn vị giải quyết thủy lôi thả lạc trên bộ!
Mọi đóng góp dù nhỏ hay lớn vào cuộc chiến rà phá thủy lôi và bom từ trường đập tan âm mưu phong tỏa đường biển và đường sông đều đáng trân trọng và ghi nhận.
Nhắc lại chuyện xưa để cùng nhau tự hào và góp phần giáo dục các thế hệ sau. Nhưng nhắc lại mà thiếu chính xác và cố tình làm sai lệch vì động cơ cá nhân lại là phản tác dụng và rất đáng trách.
Nguyễn Ngọc Linh
Tổng số lượt xem trang
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
Nguyễn Ngọc Linh viết về Chông Phong Tỏa miền Bắc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
bôn muoi năm dâ qua mong muốn đươc biêt vê`nguoi linh cảm tữ trưc tiếp bấm nút phóng tư`phá ha`ng ngan` qua thủy lôi lâp chiến công hiên hách gop phấn chiến thắng kẻ thù mạnh nhất, phạm hảo 0987419663
Trả lờiXóa