Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Giáo sư Vũ đình Cự

Chiều 6.4, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ trao Huân chương Hồ Chí Minh cho các lãnh đạo Quốc hội các thời kỳ: Mai Thúc Lân, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Hòa (tức Trần Doanh), nguyên quyền Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, đã có công lao to lớn và có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; trao Huân chương Độc lập hạng nhất cho nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự; Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Tráng A Pao, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Tạ Quang Thuật (tức Lê Trang), nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng nhà nước, đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đến dự Lễ trao huân chương có: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương và Ban thi đua khen thưởng Trung ương.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhiệt liệt chúc mừng và khẳng định đây là sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước, là phần thưởng cao quý của nhân dân ghi nhận những thành tích xuất sắc của cá nhân các lãnh đạo Quốc hội đã cống hiến vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong đó có những thời kỳ đã đóng góp rất xuất sắc cho Quốc hội.


BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ


Đồng chí Vũ Đình Cự

Ngày 16/12/2009. Cập nhật lúc 16h 36'

Họ và tên: Vũ Đình Cự

Năm sinh: 15-02-1936

Quê quán: Xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, VIII

HÔNG TIN CHUNG

Họ và tên :Vũ Đình Cự
Ngày, tháng, năm sinh :15/02/1936
Học hàm :Giáo sư
Học vị :Tiến sĩ khoa học
Chuyên ngành :Vật lý
Giới tính :Nam
Quê quán :huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Danh hiệu giải thưởng,
huân huy chương:
Giải thưởng Hồ Chí Minh(tập thể); Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhì.
Những nét tiêu biểu :

Nguồn tham khảo:

ICT - Gian nan mà anh dũng

Theo www.ictnews.vn - 2 năm trước
ICT - Gian nan mà anh dũng
Chiếc PC đầu tiên của Việt Nam do Viện CNTT thiết kế

ICTnews – Nhờ “Những ngày đầu không thể nào quên” mà nay chúng ta có thể tự hào về những gì ngành ICT Việt Nam đã đạt được. Cụ thể nhất là chỉ số ICT 3.49/10.

Giáo sư, TSKH Vật lý Vũ Đình Cự, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, là người có nhiều gắn bó với sự phát triển của ngành CNTT-TT (ICT) Việt Nam trong những năm qua. Báo BĐVN xin trích đăng bài viết của ông. Đây cũng là bài viết khép lại phần 1"Những ngày đầu không thể quên" trong loạt bài sử ký tin học Việt Nam (tên bài do Báo BĐVN đặt).

Sự phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ vi điện tử, công nghệ cáp quang và nhất là công nghệ máy tính và vi tính… đã bắt đầu một thời rất sôi động và gian nan ở nước ta. Đảng và Nhà nước đã cử một lượng lớn thanh niên đi học ở các nước Liên Xô và Đông Âu (trước đây) và cả ở một số nước Tây Âu, với một số đáng kể theo các ngành công nghệ cao, ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, một mặt Việt Nam tham gia vào các chương trình công nghệ cao của khối SEV, mặt khác sử dụng một số tiền viện trợ mua sắm các trang thiết bị hiện đại. Cả khi còn chiến tranh, chúng ta đã được lãnh đạo chỉ đạo xây dựng các cơ sở làm công nghệ cao chế tạo linh kiện bán dẫn, một số ngành đã mua thiết bị kéo đơn tinh thể Si về lắp đặt, vận hành. Quyết định của GS. Tạ Quang Bửu cuối năm 1974 cử một đoàn gồm các giáo viên của ĐH Bách khoa và ĐH Tổng hợp đi Hà Lan nhận viện trợ một cơ sở thực nghiệm chế tạo linh kiện bán dẫn MOS hiện đại lúc đó cho ĐH Bách Khoa, và một số cơ sở chế tạo Helium lỏng có nhiệt độ siêu lạnh = 4K cho ĐH Tổng hợp, là một dấu hiệu tiến nhanh lên khoa học hiện đại.

Sau khi đất nước thống nhất, mùa đông năm 1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Giáo sư Tạ Quang Bửu, Giáo sư Trần Đại Nghĩa và nhiều nhà lãnh đạo khác đã tới dự một Hội nghị khoa học quy tụ các nhà khoa học từ các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… Tại Hội nghị khoa học toàn quốc này, các vị lãnh đạo đã định hướng cho giới khoa học Việt Nam nhiệm vụ phục hồi đất nước sau chiến tranh và phải tranh thủ tiến nhanh tới các công nghệ cao.

Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, một mặt tích cực tranh thủ công nghệ khối SEV, mặt khác, mặc dù bị cấm vận nhưng chúng ta đã nhanh chóng thực hiện trao đổi với các nước Đông Á và Đông Nam Á và máy tính đã thâm nhập nước ta ngày càng nhiều.

Năm 1984, Chính phủ thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc Gia với định hướng phối hợp cùng các đơn vị khác nghiên cứu phát triển máy vi tính và viễn thông laze - cáp quang. Trong khuôn khổ của Viện được thành lập các doanh nghiệp.

Sau đổi mới 1986, Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã tạo được kênh lắp ráp máy vi tính với cấu kiện nhập từ các nước Đông Nam Á, số máy này được dùng nhiều trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, công ty FPT doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia được nhận làm đại lý máy vi tính Olivetti, một loại vi tính có uy tín lúc đó của Italia, được Thủ tướng lúc đó là đồng chí Đỗ Mười ủng hộ.

Về viễn thông, Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã hợp tác với Tổng cục Bưu điện lúc đó do đồng chí Đặng Văn Thân làm Tổng cục trưởng. Hai bên hợp tác kéo một đường cáp quang dài 10km trong phạm vi Hà Nội. Qua đây đã tiếp thu được nhiều công nghệ về sợi quang truyền tia laze với sự giúp đỡ của một tiến sĩ Việt kiều từ CHLB Đức về là anh Lê Hiệp Tuyển. Hiện anh Tuyển là Hiệu trưởng của một trường Đại học ở TP. HCM.

Tổng cục Bưu điện đã phát huy mạnh mẽ lực lượng cán bộ tiến lên làm chủ công nghệ số và hệ thống tổng đài số hoá, cùng mạng cáp quang ngày càng phát triển, đưa số điện thoại cố định tăng vọt và sau đó là điện thoại di động càng tăng mạnh hơn làm cho nước ta ngày nay có mạng viễn thông thuộc loại khá trong vùng mà người kế tiếp anh Đặng Văn Thân là anh Đỗ Trung Tá, như chúng ta đều biết. Mạng viễn thông nước ta là một thành tựu rất đáng tự hào.

Giai đoạn từ đổi mới đến nay thật vô cùng phong phú. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc lại cái thời trước những năm 90 của thế kỷ trước, sợ sau này bị quên mất.

Bây giờ nhìn lại dù có khiêm tốn đến mấy cũng phải thừa nhận chúng ta không kém cỏi mà đúng ra phải nói là giỏi.

Chúng ta được Liên Xô và Đông Âu chuyển giao tri thức vô cùng quý giá. Nhưng chúng ta không được nhận hỗ trợ về ICT của khối SEV vì bạn cũng còn lạc hậu. Đồng thời chúng ta lại bị phía Mỹ và Tây Âu phong toả trước hết là về ICT. Thế mà bây giờ chúng ta đã đạt chỉ số ICT bằng 3.49/10 (Albania: 2.48/10; Indonesia: 2.94/10, Ấn Độ: 2.45/10) tính cho năm 2008 này.

Thành công của chúng ta trước hết là nhờ sự lãnh đạo của các đồng chí có trách nhiệm cao tạo điều kiện tương đối thuận lợi và thúc đẩy phát triển theo hướng công nghệ cao, mặc dầu còn có một số trường hợp chưa sát sao cho sự tiến nhanh trong lĩnh vực ICT.

Về phía chúng ta có nhiều cố gắng sáng tạo mà điều quan trọng là tinh thần đoàn kết hợp sức để tiến lên, mặc dầu đang có lo ngại về sự tiếp nối thế hệ.

GS. TSKH. Vũ Đình Cự

Đọc toàn bộ bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam số 102 ra ngày24/10/2008

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét