Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Bài viết của Nguyễn Thái Phong về GK1 và GSTS Vũ Đình Cự

Nguyễn Thái Phong
Nguyên Đội trưởng phá thủy lôi Ty Bảo đảm Hàng hải
(Thời kỳ 1965 – 1975)

Trả lời một số vấn đề về ông Vũ Đình Cự và GK1

Đại tá Hoàng Sơn có hỏi tôi về một số vấn đề mà ông Vũ Đình Cự tự nhận về
những kết quả nghiên cứu chế tạo thiết bị phá thủy lôi và bom từ trường trong
thời kỳ chống Mỹ phong tỏa giao thông vận tải ở miền Bắc Việt Nam. Vấn đề
này rất dài và cần làm sáng tỏ, vì từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều bài
viết của các tác giả Hà Hồng, Hàm Châu,… và của chính ông Vũ Đình Cự có
nhiều việc không chính xác về sự kiện về học thuật và hiệu quả, nhiều vấn đề
nhầm lẫn và ngộ nhận. Tôi cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận công bằng cho
tất cả các thành viên đã tham gia cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ phong
tỏa đường biển. Lâu nay, chúng tôi không tiết lộ vì lý do cần giữ bí mật quân
sự và vì vấn đề tế nhị…, nhưng các thành viên của nhóm ông Vũ Đình Cự lại
liên tục đưa ra những bài viết, thư, bài nói… sai lệch và có mưu đồ chiếm đoạt
thành quả cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ phong tỏa đường biển, nên
giờ đây, tôi phải nói ra sự thật.
Bài 1: Từ tháng 2 năm 1967, Ty Bảo đảm Hàng hải và Cục Vận tải đường biển
đã bắt đầu vào cuộc chiến tháo gỡ, nghiên cứu khoa học kỹ thuật chế tạo thiết
bị phá thủy lôi và bom từ trường với sự giúp đỡ của Hải quân. Chúng tôi đã
chế tạo nhiều thiết bị phá lôi từ tính và bom từ trường, phá nổ nhiều thủy lôi,
bom từ trường cụ thể như sau:
- Phối hợp với Hải quân và Phòng Công binh Bộ Tư lệnh 350 Viện Kỹ thuật
quân sự đã nghiên cứu và nắm vững về cơ bản sơ đồ mạch của thủy lôi
từ tính, âm thanh và bom từ trường, nắm vững cơ chế điều khiển nổ của
chúng.
- Phòng nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật phá lôi của Cục Vận tải đường biển
và Bảo đảm Hàng hải đã nghiên cứu thành công và chế tạo thiết bị phá
thủy lôi PĐ67 các thế hệ 1,2,3 và sử dụng các khí tài cảm ứng từ trường
để phá thủy lôi và bom từ trường, thiết kế và sử dụng thành công các
công nghệ tháo gỡ và phá bom từ trường đạt hiệu quả.
Từ 1967 – 1969:
o Tháo gỡ 14 quả bom từ trường MK42 và bom MK26. Trong đó có
phối hợp với C8 Hải quân tháo gỡ quả bom từ trường MK42-Mod-0
đầu tiên tại Hải phòng ngày 17/10/1967
o Tham gia trực tiếp cùng Hải quân khu sông Mã tháo gỡ thành công
5 quả thủy lôi từ tính MK52-Mod-0 đầu năm 1967 tại Lạch
Trào,Thanh Hóa.
o Thủy lôi và bom từ trường tháo gỡ được đã đưa vào nghiên cứu
khoa học kỹ thuật kịp thời, hiệu quả.
o Đội phá lôi Bảo đảm Hàng hải đã phá nổ 658 quả thủy lôi các loại,
trong đó có 2 quả thủy lôi MK52-Mod-0.
o Ngoài các thiết bị, khí tài cảm ứng từ trường, chúng tôi còn có thiết
bị phóng từ PĐ67-3 lắp lên tàu, ca nô, thuyền bè… có máy tự động
đóng ngắt, phóng từ theo chu kỳ hình sin, hình răng cưa… phá nổ
116 quả thủy lôi và bom từ trường, giải phóng rất kịp thời các
luồng vận tải và bến cảng, phục vụ chi viện chiến trường cả nước.
o Thời kỳ đó, ông Vũ Đình Cự còn đi học ở nhà trường và cũng chưa
có tổ GK1 nào cả! Thế thì tại sao lại cho rằng ông Vũ Đình Cự và
GK1 đã đi đầu trong việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật phá lôi?
Như vậy có phải là ngộ nhận hay chiếm đoạt.
(Ví dụ như bây giờ có ai đó đóng cọc dưới lòng sông đánh chìm tàu
giặc và lại ngộ nhận là phát minh của mình chứ không phải của
Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo)
Bài 2: Ông Vũ Đình Cự đăng ảnh trên báo Nhân dân ngày 21/4/2005 trong
tay cầm máy gây nổ MK42 của bom từ trường nói là kỷ vật của ông ta, nói
rằng ông Vũ Đình Cự đã dũng cảm cưa đầu MK42 rất nguy hiểm, trong đó có
250g thuốc nổ là điều bịa đặt và sai học thuật.
- Đầu MK42 là của đội Phá lôi Ty Bảo đảm Hàng hải cho Đại học Bách
khoa mượn cuối năm 1972, do ông Nguyễn Nguyên Phong đến ký giấy
nhận mượn về và không trả lại mà chiếm đoạt làm kỷ vật! Hãy trả lại
kỷ vật ấy cho chúng tôi!
- Đầu MK42 (ở đuôi bom) hình trụ, sơn đen, trong có khối pin thủy ngân
và mạch bán dẫn… có đường truyền dẫn từ mạch điều khiển nổ đến đầu
nổ DST ở đầu bom. Đầu MK42 không hề có thuốc nổ. Ông Vũ Đình
Cự nói như vậy là chẳng hiểu gì về bom đạn. Chúng tôi có đòi lại đầu
MK42 nhưng ông Cự chưa trả và nói mất rồi.
(Còn nữa, sẽ đăng tiếp bài 3,4,5…)
Nguyễn Thái Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét