Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

QUAN HỆ GIỮA CỤC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRONG GIAI ĐOẠN CHỐNG PHONG TỎA

Khoảng giữa tháng 6/1972,đ/c Kha,Vụ Trưởng Vụ Kỹ thuật,Bộ Giao Thông Vận Tải, có dẫn một số các anh ở Đại Học Bách Khoa(ĐHBK) xuống Cục Vận Tải Đường Biển(VTĐB) gặp đ/c Lê Văn Kỳ,Cục Trưởng, để liên hệ cho ĐHBK được tham gia tìm hiểu,nghiên cứu về thủy lôi và bom từ trường.

Lúc này cục VTĐB đã hiểu tương đối nhiều về tính năng, tác dụng của thủy lôi MK-52 và bom từ trường MK-42 nhờ các tài liệu của bên Quân Đội và nước ngoài cùng các kinh nghiệm rút ra từ việc tháo gỡ và rà phá trong thực tế từ 1967-1968 và giữa 1972.

Có hay không có sự tham gia của ĐHBK thì Cục VTĐB và Hải Quân vẫn là 2 đơn vị chủ lực trong rà phá thủy lôi và bom từ trường của thời kỳ 1967-1968 và1972-1973,giải phóng các luồng, bến phà… để vận tải thông suốt. Với suy nghĩ chỉ đạo là càng có nhiều người cùng chung sức, nhiều đơn vị cùng chung tay thì chỉ có lợi cho công cuộc chống Mỹ nên đ/c Lê văn Kỳ chấp thuận cho ĐHBK tham gia, thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn của Đảng.

Nhưng đến nay có nhiều ngộ nhận về những đóng góp của ĐHBK

vào công cuộc rà phá thủy lôi trong giai đoạn 1972-1973 trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tôi xin nêu những gì ĐHBK nhận được từ Cục VTĐB và những gì Cục VTĐB nhận được từ ĐHBK.

Tôi phải nêu theo trình tự này vì ban đầu ĐHBK chưa có gì để trao cho CụcVTĐB

Sau khi được Cục Trưởng Lê văn Kỳ chấp thuận cho ĐHBK được tham gia nghiên cứu thì ngày 5/7/1972 nhóm ĐHBK xuống Hải Phòng tìm hiểu về quả thủy lôi MK-52 mà Cục VTĐB vừa tháo gỡ được ngày 28/6/1972.

1- ĐHBK nhận được từ Cục VTĐB:

+Nguyên lý hoạt động của thủy lôi MK-52.

Các đ/c ở Cục VTĐB trình bày nguyên lý hoạt động của MK-52 còn rõ ràng và sâu sắc hơn những gì mà Hải Quân đã truyền đạt từ những năm 1967-1968.

+Cho thủy lôi MK-52 hoạt động trở lại để ĐHBK đo đạc các thông số.Việc đo đạc này chỉ là kiểm chứng các số liệu đã đo đạc bên Quân đội(Viện kỹ thuật quân sự, Hải quân,Công Binh)

+ Chuyển cho ĐHBK các tài liệu đã được nghiên cứu bên Quân đội, đặc biệt là một tài liệu nghiên cứu rất có giá trị vế MK-42.

2-Cục VTĐB nhận được từ ĐHBK:

+Các báo cáo tìm hiểu về MK-52 và MK-42.Những vấn đề chủ chốt trong các báo cáo này cũng tương tự các nghiên cứu đã có của bên Quân đội, nay được hệ thống hóa,mạch lạc hơn.

+Bảng tra từ trường phân bổ của một cuộn dây dẹt không có lõi. Chúng tôi chỉ tham khảo vì cuộn dây nào của chúng tôi cũng có lõi.

+Phương án dẫn tầu qua bãi thủy lôi. Chúng tôi không sử dụng vì phương án này không thực tế vì những người đề xuất không phải là dân đi biển. + +Phương án gây nhiễu chúng tôi cũng không sử dụng. Chúng tôi cần phải phá sạch để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.

+Một đồng hồ đo cường độ từ trường. Đồng hồ này có tác dụng giúp chúng tôi không phải dùng đầu MK-52 và MK-42 để kiểm tra các thiết bị rà phá.

+Cùng chúng tôi đo đạc, kiểm tra dạng xung và cường độ từ trường phát ra của các thiết bị do chúng tôi tự lực thiết kế và chế tạo.

+Hợp đồng kinh tế với Cục VTĐB để sản xuất 1 bộ chỉnh lưu dùng cho máy phát xoay chiều 3 pha 100kw của ĐB-72-4.

+Đưa thiết kế để Cục VTĐB chế tạo thiết bị rà tìm thủy lôi mất hiệu lực. .Thiết bị này có các răng giống như một chiếc bừa.Thiết bị không thành công ngay lần thử đầu tiên vì nó quá xa rời thực tế và được thống nhất chuyển vào đống sắt phế liệu.

Tôi thấy cần đưa ra đây một số mốc về thời gian để đánh giá cho đúng công việc của ĐHBK,tránh sự ngộ nhận :

**-Ngày 5/7/1972 ĐHBK bắt đầu xuống Hải Phòng tìm hiểu về MK-52

-Ngày 8/7/1972 Nhóm nghiên cứu Cục VTĐB lập tờ trình phương án sản xuất ĐB-72-1

-Ngày 15/7/1972 Cục VTĐB duyệt cho sản xuất 3 bộ ĐB-72-1

ĐB-72-1 được lắp xuống 3 tàu đi rà phá và phá nổ 67quả MK-42.

-Chúng tôi cũng đề ra kế hoạch cải tạo các thiết bị PĐ-67-3 cũ thành ĐB-67-72

Chúng tôi lắp xuống 4 tàu và các thiết bị này đã phá nổ 125 quả. Chúng tôi

không đưa nguyên si các thiết bị cũ đi rà phá.

-Chúng tôi cũng lắp 6 bộ T-480 do Hải Quân chuyển qua là những thiết bị có

xung răng cưa nhưng cũng phá nổ được nhiều thủy lôi cụ thể là được 105 quả MK-42.

-Ngày 7/8/1972 Nhóm nghiên cứu CụcVTĐB lập tờ trình phương án sản xuất ĐB-72-3, tức là 1 tháng sau khi ĐHBK bắt đầu tìm hiểu về MK-52, chúng tôi đã có

phương án sản xuất ĐB-72-3 mà để có phương án thì đã phải có thiết kế từ hàng tháng

trước để chạy thiết bị,và vật tư.

- Ngày 24/8/1972 Cục VTĐB lập tờ trình xin kinh phí sản xuất ĐB-72-3

-Ngày 01/9/1972 Bộ GTVT duyệt kinh phí sản xuất ĐB-72-3

-Ngày 13/9/1972 Cục VTĐB cho lệnh thi công:

-Ty Bảo Đảm Hàng Hải làm chủ đầu tư.

- Cảng HảiPhòng thi công.

Cuối tháng 10/1972 hoàn thành chế tạo ĐB-72-3, đưa đi rà phá thì đã phá nổ 161 quả.

Từ những mốc thời gian trên thấy ngay khi ĐHBK còn đang tìm hiểu về thủy lôi thì Cục VTĐB đã có phương án sản xuất ĐB-72-1 và ĐB-72-3 mà để có được phương án thì đã phải mất nhiều thời gian tìm vật tư, thiết bị trước đó.

Đồng thời chúng tôi cải tạo 4 thiết bị cũ thành 4 thiết bị mới và lắp thêm 6 bộ

T-480 . Lúc này chúng tôi đã có ngay 12 thiết bị đi rà phá kịp thời và hiệu quả trong khi

chờ thiết bị hoàn chỉnh nhất là ĐB-72-3 chế tạo xong vào cuối tháng 10/1972.

Đầu tháng 11/1972 Đường Biển đã có một đội tàu rà phá thủy lôi gồm 14 chiếc rà phá hiệu quả,góp phần giải phóng nhanh luồng.

ĐB-72-3 ra đời đã phá nổ được nhiều thủy lôi và có thể nói là một trong những thiết bị mạnh nhất của thời kỳ này và là niềm tự hào của Cục VTĐB chúng tôi.

Sau này không còn máy phát điện một chiều cỡ lớn chúng tôi phải dùng máy phát điện xoay chiều và thuê ĐHBK làm bộ chỉnh lưu để lắp lên tầu ĐB-72-4. Tháng 2/1973 tầu ĐB-72-4 mới hoàn thành nên không còn cơ hội để phát huy tác dụng

Thời gian gần đây nhiều người ở ĐHBK vẫn còn ngộ nhận là tầu phá được nhiều thủy lôi là tầu ĐB-72-4 có lắp bộ chỉnh lưu do ĐHBK chế tạo,trong khi thực tế tầu phá được nhiều thủy lôi là tầu ĐB-72-3 với máy phát điện một chiều, không dùng chỉnh lưu! Mặc dù ĐHBK đã tham gia thử cả 2 tầu này nhưng vẫn nhầm lẫn,ngộ nhận.

Ở một khía cạnh nào đó có thể nói các hoạt động tham gia nghiên cứu giúp ĐHBK hiểu biết về thủy lôi của Mỹ là chính. Không có sự tham gia này thì Đường Biển vẫn đủ sức để tự lực thiết kế ,chế tạo các thiế bị rà phá thủy lôi không những cho mình mà còn chi viện cho các đỏn vị khác(40 bộ PĐ-67-3).

Chính vì vậy ĐHBK đã có thư cám ơn Cục VTĐB sau khi hoàn thành các thí nghiệm đo đạc trên quả MK-52 mà Cục VTĐB đã tháo gỡ được như sau:

“ Các thí nghiệm trên tiến hành được kết quả là nhờ có các đ/c lãnh đạo đề mục GK

Bộ Giao Thông Vận Tải đã liên hệ cơ sở thực nghiệm, tổ chức chuyến đi thí nghiệm, các đ/c lãnh đạo Cục Đường Biển và Ty Hàng Hải Hải Phòng đã cho phép nghiên cứu,

nhiệt tình giúp đỡ,tổ chức và bố trí đợt thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm đề mục phá thủy lôi của Cục Đường Biển và Ty Hàng Hải đã nhiệt tình giúp đỡ

tổ chức bố trí đợt thí nghiệm và cộng tác chặt chẽ với chúng tôi,các đ/c ở đội phá thủy lôi của Ty Hàng Hải Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ, cho phép thí nghiệm trên quả thủy lôi MK-52 của đội đang dùng để nghiên cứu rà phá,cung cấp một số vật tư cần thiết và bố trí chỗ thí nghiệm, cho thủy lôi hoạt động và thao tác trên thủy lôi.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các đ/c đã tạo mọi điều kiện thụân lợi cho đợt thí nghiệm và cùng cộng tác nghiên cứu.”

NGUYỄN NGỌC LINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét