Còn những tài liệu Âu Mỹ thì nhiều vô kể ,có một tài liệu tổng quan mà tôi treo trên trang Scribd ,chúng ta có thể đọc http://www.scribd.com/doc/53672021/Th%E1%BB%A7y-loi-Mine
Điều làm tôi khá ngạc nhiên là với một rừng thông tin đó,nhà "đại bác học về phá lôi" của nước ta,người có những bài viết có tính định hướng cho chế độ nước ta về chính sách cho trí thức và cách mạng thông tin-vẫn hồn nhiên không thèm biết,vào năm thứ 9 của thế kỷ 21 ,vẫn say sưa kể chuyện "cưa bom" ,vẫn khoe "tôi vừa về nước ...Nixon mất con chủ bài "với kẻ ngu ngơ là thằng cha đang viết những dòng blog này ,một kẻ không biết gì bom đạn và chẳng có tư cách gì để bàn những chuyện này của ông Bành Tổ! Có lẽ các nhà đại bác học loại này rất thích một con bài phăng teo ,"bí mật quân sự" mà tôi sẽ kể dưới đây
Khi viết những trang blog này có dính dáng tới bom đạn,một vấn đề đặt ra khiến tôi phải suy nghĩ ,đó là "bí mật quân sự".Khái niệm bí mật này thường được đưa ra ,trong bất kỳ mọi hoàn cảnh ,là một đe dọa ,một ám ảnh hữu hình hay vô hình,nhất là trong hòan cảnh hiện nay,khái niệm "thế lực thù địch"chưa được lượng hóa một cách rõ ràng.Là một người dân yêu nước,chúng ta thừa hiểu không được làm gì có lợi cho kẻ địch ,làm phương hại tới an nình và chủ quyền của đất nước.Nhưng,cái màn bí mật đôi khi được giăng ra vô tội vạ.Còn nhớ cái lần viết cuốn sách "Kỹ thuật sơn tàu thủy" cùng với Nguyễn Thế Huy (kỹ sư hóa ,bạn đồng môn Ngô Quyền ,đã mất) và Tòng (cũng là kỹ sư hóa,con rể Đại tá QĐND Dương Văn Nhựt,em trai tổng thống Dương Văn Minh) cách đây hơn 30 năm. Là một người làm nghể vỏ tàu cơ khí mà phải dính sang chuyện hóa chất cũng là do yêu cầu cuộc sống.chẳng là trong chiến tranh ,nước bạn Rumania có giúp ta một loạt sà lan và các cầu phao.Khi về tới xưởng đóng tàu thuộc Cục Cơ Khí thì nước sơn sà lan đã bị tróc,xước không đảm bảo tính bảo vệ chống ăn mòn và nhất là đảm bảo ngụy trang khi đưa vào các vùng chiến sự.Các xưởng đóng tàu lúc này có phong trào tự pha chế sơn từ các nguồn dầu thiên nhiên để phủ cho các phương tiện trong khi các loại sơn mang tên Quang Minh của Thượng Hải Trung Hoa cũng như nhà máy sơn Hải Phòng cung ứng không đủ. Không hiểu sao khi phủ lớp sơn dầu tự chế đó lên các sà lan Rumania ,tình hình lại càng xấu hơn :màng sơn phồng rộp ,vứt đi toàn bộ lớp sơn cũ lẫn sơn mới vừa phủ ,lại còn mất công cạo bỏ !!Với nhiệt tình của tuổi trẽ,nhận được lệnh của lãnh đạo Phòng Kỹ Thuật Cục Cơ Khí,tôi đạp xe hơn 100 km đi Hải Phòng,theo dõi nghiên cứu nguyên nhân.Tôi cũng lùng vào các nhà máy sơn,tới Viện Kỹ Thuật Giao Thông,vào Thư Viện Quốc Gia -ngôi trường đại học thân thương của tôi trong những năm này,nơi tôi gặp Vương Trí Nhàn,Nguyễn Như Mai,Đắc Lê,Phạm Ngọc Toàn,Trần Đức Thảo,Lê Công Thành,những "trí thức mọt sách" và xã hội đang " không biết dùng vào việc gì" ! ...Tất cả giúp tôi khẳng định với mọi người là không thể dùng sơn thuộc hệ dung môi dầu thiên nhiên do ta chế tạo phủ lên lớp sơn thuộc hệ dung môi nhựa tổng hợp của Rumania ,hai hệ sẽ tác dụng,gây phản ứng hóa học,tức là sơn không bám mà tróc,rộp.Đó là một hiểu biết rất sơ đẳng với một kỹ sư sơn và chống ăn mòn tại các nhà máy đóng tàu hiện nay nhưng là một "phát hiện" mới tại các xưởng đóng tàu lúc bấy giờVà với một đống kiến thức thu được từ sách vở và thực tiễn ,tôi xoay sang viết cuốn Kỹ Thuật nói trên trong chương trình biên sọan sách kỹ thuật của Vụ Kỹ Thuật Bộ Giao Thông .Đó là một cách làm mà tôi thực hiện theo lời khuyên của Giáo sư Đỗ Tất Lợi,ông anh con ông bác tôi ,là mọi đề tài dù to dù nhỏ cũng phải tự đề ra thêm mục tiêu phổ biến :nói,viết..dù viết chẳng được mấy đồng tiền nhưng tập cho ta tổng kết ,có cái gì để lại với đời và có vài đồng ..uống nước mía !(Xin mở ngoặc khoe một chút Tiếc rằng cuốn sách gần hai trăm trang in roneo không còn bản lưu,ngay tại Thư Viện Quốc Gia Hà Nội họ cũng đã đốt đi từ năm 1985,nếu không tôi có thể dẫn chứng một số chi tiết thú vị.Nhưng đáng nhớ nhất là sau khi sách ra đời thì Công An ập tới Cục Cơ Khí và đặc biệt là tới Viện Kỹ Thuật Giao Thông ,nơi Tòng công tác .Thì ra ông Viện Trưởng của Viện này,sau khi đọc cuốn sách đã phát hiện những điều trình bày về sơn chống hà trong sách là lấy từ đề tài của Viện,là những kiến thức "tuyệt mật"thuộc loại bí mật quốc gia (sic) và tố giác với Công An.Tòng phải một phen lao đao,anh chứng minh là chẳng có gì bí mật trong ba cái vụ sơn chống hà này,thế giới đã nói tới hoài rồi ......Bản thân tôi,trong khi tra cứu về sơn chống hà ,tôi còn tìm được một bài viết rất vui về lịch sử loại sơn này,nhất là việc đưa thiếc vào sơn ,mở đầu cho kỳ nguyên sơn TBT mà nay đã bị cấm ,trên tạp chí "Kỹ thuật thanh niên "của Liên Xô ,cũng được đưa vào cuốn sách này.Hình như ông Viện Trưởng đáng kính nghĩ rằng chỉ có nước ta vùng nhiệt đới mới có hầu hà và rằng chỉ có ta mới nghĩ ra được sơn chống hà ,và chỉ có nước ta với "rừng cọ đồi chè " với dầu rái,chai cục...mới là chủ nhân của các phát minh về sơn chống hà !!!Rồi câu chuyện cũng lắng xuống.Thời gian này,tôi giúp việc cho Đỗ Tất Lợi trong việc hoàn thành cuốn Sổ Tay Cây Thuốc ,và cũng nghe nói rầm rì là ông ta đã lộ bí mật quốc gia về nguồn thảo dược cho Liên Xô ,để đổi lấy biết bao nhiêu là tiền rúp và cả chức danh tiến sĩ !Nước ta rừng vàng biển bạc mà ,cái gì cũng quý ,cũng bí mật ! Bây giờ thì tiến sĩ Đỗ Tất Lợi đã trở thành người thiên cổ,tôi chả thấy ông có núi tiền rúp nào mà chỉ thấy rất đông các bạn Nga (Ngố) tới số nhà 41 Hàng Chuối chữa bệnh bằng lá lẩu và phía trước cửa ngôi nhà giản dị thanh bạch thường xuyên có những cái đuôi lượn lờ trước cửa !Ôi,cái bí mật,tuyệt mật !Hình như thời gian này tôi cũng bị vạ lây theo ông anh tôi .Trong cuộc thi tìm hiểu Đoàn Komsomolsk năm ấy,tôi trúng giải đặc biệt là một chuyến đi thăm Liên Xô miễn phí với mọi tài trợ.Với kẻ "lý lịch có vấn đề " như thằng tôi ,được đi ra khỏi biên giới tới thăm xứ sở Thiên Đường là một phần thưởng không thể tưởng tượng nổi.Thư mời của Đại Sứ Quán gửi tới 41 Hàng Chuối,nơi tôi đăng ký hộp thư và cũng là nơi tôi thường xuyên tới giúp ông anh hoàn thành một số phần cuốn Sổ Tay Cây Thuốc,chắc đã được soi xét kỹ.Chuyến đi tới Thiên Đường chẳng bao giờ được nhận và mãi hơn chục năm sau tôi mới tới được Moskva bằng tiến túi và cũng tới Đài Phát Thanh cảm ơn về phần thưởng mà tôi đã không được nhận
Vì vậy,về đề bom mìn này,tôi giới thiệu ngay tài liệu tham khảo là cuốn "Thủy lôi tổng thể kỹ thuật "do các nhà kỹ thuật của nước "16 chữ vàng,4 tốt của chúng ta " xuất bản tại Bắc Kinh năm 2007 cho chắc ăn .Khi giới thiệu cuốn sách này cùng với một đóng sách quân sự viết bằng chữ vuông,một anh bạn sĩ quan hải quân của tôi ngạc nhiên hỏi lại :cậu mua ở đâu ,có dễ dàng không ,có bị làm khó dễ khi đi qua cửa khầu không ?Tôi chỉ cho anh cách mua ,có thể mua ngay trên mạng và định trả lời là tôi đã có lần bị giữ lại tại cửa khẩu vì mấy cuốn sách ,nhưng là cửa khẩu ...phía bên ta !Đó là tài liệu chữ vuông ,còn chữ La tinh thì khỏi nói ,các bạn cứ gõ vào Google sẽ có vô vàn thông tin mà ta tưởng là mật .Tất nhiên tôi không ngây thơ cho rằng mọi thứ đều đã được bạch hóa ,trên mạng chỉ là những kiến thức chung chung và những người bủa cái lưới tối mật thực ra đang muốn giữ những điều mật gắn liền với sinh mệnh của cái cá nhân mình !Nhưng than ôi ,ngay cả những hiểu biết chung chung này,người ta cũng cố cho là tuyệt mật.Còn nhớ ,khi biên soạn cuốn Bách Khoa,tôi phải khó khăn lắm mới xin được vài tấm ảnh chụp vài con tàu chiến loại Gepard của Hải Quân ta ,trong khi trên mạng thì đầy ! Hình như chính nhà "đại bác học phá lôi" ,"đô đốc đặc nhiệm" của chúng ta cũng rất thích các "bí mật quân sự"vì có như vậy bác ta mới có dịp hồn nhiên diễn bài "cưa bom"!!!!
Xà Hồ Thanh,chủ biên cuốn "Kỹ thuật tổng thể thủy lôi" tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Học Viện Công Trình Hàng Hải Tây Bắc năm 1986,Thạc sĩ năm 1989.Cùng năm 1989,tại Phân Ban số 7 của Tập Đoàn Công Nghiệp Đóng Tàu Trung Quốc CSIC, Xà lần lượt nhận các chức vụ Phó Giám Đốc R&D về Thủy Lôi,rồi giám đốc và Phó Tổng Công Trình Sư...Huân chương Lao Động 1/05.Trong hai thập kỷ ,Xà cùng đồng nghiệp đã có nhiều công hiến giúp cho Trung Hoa trở thành nước có kỹ thuật thủy lôi hiên đại ,đứng thứ ba,sau Mỹ và Nga
Trả lờiXóaLời bàn -không rõ quã lôi Mk52 mà Việt Nam tặng cho các "bạn vàng " -cố đưa tàu Hồng Kỳ sang vớt lôi bằng mọi giá-có được Xà nghiên cứu ?
Đọc kỹ bản giới thiệu tóm tắt lý lịch khoa học của ba tác giả cuốn "Kỹ Thuật Tổng Quát về Thủy lôi"ngoài Xà Hồ Thanh nói trên còn có một nhân vật đàng chú ý nữa là Tôn Phác (Sunpo 孙朴).Tốt nghiệp về thủy lôi tại Học Viện Công Trình Hàng Hải Tây Bắc năm 1961 (có lẽ cùng khóa với một số sĩ quan hải quân ta như anh Nguyễn Văn Hiến),về làm việc tại Phân Ban 7 của SCIC, "năm 70 tham gia giúp đỡ Việt Nam về kỹ thuật phá lôi" !!!
Trả lờiXóa