Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Nhà nghiên cứu lịch sử thủy lôi Marolda

Hình trên:chân dung tiến sĩ Edward J Marolda ,nhà nghiên cứu lịch sử cận đại của Hải Quân Hoa Kỳ,chuyên gia về lịch sử thủy lôi.Ông bảo vệ tiến sĩ tại Đại Học George Washington.
Hình bên phải :Cuốn sách Operation End Sweep (Chiến Dịch Quét Lần Cuối-một cuốn lịch sử về chiến dịch quét mìn tại Miền Bắc Việt Nam -do Edward J Marolda chủ biên .Tôi đã được Trung Tâm Lịch Sử Hải Quân Hoa Kỳ tặng cho một cuốn tháng 08/2008


Trong số các nhà nghiên cứu chiến tranh thủy lôi của Hoa Kỳ,nổi bật có tiến sĩ Edward J.Marolda .Ông là trưởng Bộ Môn Lịch Sử Cận Đại trong Trung Tâm Lịch Sử Hải Quân thuộc Bảo Tàng Hải Quân của Bộ Hải Quân nằm ngay trong căn cứ hải quân ở thủ đô Washington DC.Nhớ lần tới thăm đầu tiên Bảo Tàng này vào năm 2008,sau khi trình báo passport cho một nữ sĩ quan thường trực,tôi được phát một tờ giấy hướng dẫn màu vàng cách đi lại trong khu căn cứ,nêu rõ nơi nào được tới và không được tới.Sau vụ 11/09 mà còn được đi lại như vậy,không hiểu trước đó việc bảo mật ra sao,chắc là không có gí quan trọng.Trong khi ở ta,cái gì cũng nghiêm trọng mà không hiểu có bảo mật được không.Còn nhớ,cái lần đang chụp hình các tượng Trần Hưng Đạo (do các thủy binh VNCH trước kia xây nên ) nằm trong công viên phái trước cửa Viện Hải Quân Nha Trang,cách khá xa vọng gác ,mà cũng được một bảo vệ ra nhắc nhở .Trong khi đó ,mình đã thăm Học Viện Hải Quân Annapolis danh tiếng của nước Mỹ,xem cả học viên xếp hàng chào cờ và được khuyến khích chụp hình.
Bảo Tàng Hải Quân này nằm ngay phần phía đông của căn cứ,các sĩ quan và binh lính ra vào tấp nập để làm việc.Tại điểm có chữ C trên bản đồ Google chính là Trung Tâm Nghiên Cứu Lịch sử Hải Quân,viết tắt NHC (Naval Historical Center).Sau khi lang thang xem hết Bảo Tàng,ấn tượng nhất là cả con tàu Triest lặn tới chỗ sâu nhất đại dương của Piccard được trưng bày mà máy ảnh đem theo bị trục trặc nên không ghi được tấm hình,các khu liên quan tới Việt Nam nằm trong khu Cold War còn đang tu chỉnh (lần sang thăm năm ngóai 2010 tôi cũng thất vọng vì khu vực này tu chỉnh chưa xong vẫn còn đóng cửa ),tôi lân la sang Trung Tâm Lịch Sử. Khoảng một chục các nhà nghiên cứu đang đọc tài liệu giấy hơặc đọc tài liệu qua computer.Trình báo giấy tờ,tưởng chừng họ chỉ cho người nghiên cứu của họ đọc tài liệu ,ai dè,nó cũng OK cho mình ngồi xem thoải mái.Tra cứu mục lục ,với keywords Vietnam mine ,tìm được vô số tài liệu và bài báo ,và mừng nhất là thấy cuốn "Operation End Sweep" của Edward J Marolda ,tôi viết phiếu mượn ngay.Thực ra,hồi ở nhà ,khi tra cứu trên mạng ,tôi đã được biết cuốn sách này mô tả việc người Mỹ thực hiện chiến dịch rà phá thủy lôi mà họ đã thả tại miền Bắc.
Hình bên trái :
Tôi tới Bảo Tàng Hải Quân và Trung Tâm Lịch Sử Hải Quân Hoa Kỳ hoàn toàn nhờ các chỉ dẫn trên Google.Dùng xe điện ngầm Màu Xanh (Green Line) tới bến Navy Yard,sau đó đi bộ dọc theo M Street SE về phía đông ,rồi quẹo tay phải một chút là tới.Tôi thường xuống bến metro ,vào Starbuck cà phê làm một ngụm cho nóng người rồi mới vào Bảo Tàng

Ngồi đọc khoảng hơn một giờ,tôi phải ra về vì lịch đi đường rất bận rộn không cho phép ,chỉ ghi chép được vài điều.Tôi trả lại thủ thư và than thở là khó mua cuốn sách này (lúc đó thì khó mua thật,không thấy trên Amazon hay Barnes,nay thì đầy ,giá khoảng 29 đô ).Ai ngờ,thủ thư nói là tôi cứ đem về mà đọc ,chúgn tôi tặng ông ! Tưởng nghe nhầm,tôi phải hỏi đi hỏi lại hai lần rồi mới cầm về và viết thư cho Marolda theo địa chỉ .Đó là lúc ông cũng vừa về hưu .Tôi tạm lập một danh sách các tác phẩm của Marolda :
1/Operation End Sweep xuất bản năm 1993
2/The United States Navy and the Korean War -Hải Quân Hoa Kỳ và chiến tranh Triều Tiên xuất bản năm 2007
3/Shield and Sword:The United States Navy and the Persian Gulf War -Lá chắn và thanh gươm:Hải Quân Hoa Kỳ và chiến tranh vùng Vịnh,xuất bản năm 2001
4/The Washing ton Navy Yard -An Illustrated History-Lịch sử có minh họa Xưởng Hải Quân Washington
5/By Sea,Air and Land -Trên biển,trên không và đất liền-viết về Hải Quân Mỹ tham chiến Việt Nam và Đông Dương từ 1950 tới 1975

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét