Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Gặp người gác đèn biển Long Châu tại Luân Đôn

Sau đây là bài báo của Tô Minh Nguyệt viết từ Luân Đôn gửi cho báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh.Tôi mạn phép đưa trước lên trang blog này
Tấm ảnh lịch sử của đảo đèn Long Châu trong chiến tranh vừa qua :Lý Đức Xuân (hay còn gọi là Lý Tắc Xuân vì Tắc là cách đọc chữ Đức theo âm Quảng Đông) đội mũ sắt điều khiển tiểu liên,bên cạnh đảo trưởng Dương văn Sầm (đã mất tại Sài Gòn) và phó đảo Phạm Văn Chương


Thăm bảo tàng hàng hải xong.Đến Greenwich,nơi cột mốc thế giới 0 giờ,không biết có phải vì còn hoa mắt,ù tai xốn sang vối trên hai triệu hiên vật của bảo tàng biển lớn nhất thế giới hay không mà anh kĩ sư hàng hải đi cùng tôi không tìm ra địa chỉ ông bạn cố tri ở đất cảng Hải Phòng .Ở London,anh đã tự đến nhà bạn bằng tàu điện ngầm khiến bạn anh vộ cùng ngạc nhiên.Vậy mà bây giờ lại phải điện thoại.Người ra đón chúng tôi không ngờ cũng từng ở Hải phòng.trông anh nhỏ thó,thấp lùn như một cậu bé.Không ngờ anh đã trên sáu mươi.không ngờ bè ban từ thủa hoc trò nay lại gặp nhau ởLondon,cha đẻ của ngành hàng hải ,nơi có bảo tang biển lớn nhất thế giới với trên hai triệu hiện vật và một khu đất mênh mông suốt ngày nườm nượp người tới tham quan.Bữa cơm Việt Nam nghẹn tình bè bạn cứ líu díu hỏi “thằng nọ,con kia” mà muốn trào khoé mắt.Bởi thằng nọ,con kia giờ đã là ông nội,bà ngoại cả rồi.Cũng tại căn nhà nhỏ bé,có mảnh sân đầy hoa hồng ,tình cờ chúng tôi lại được xem một bộ phim đầy xúc động về những người gác đèn biển đảo Long châu Hải Phòng những năm chiến tranh ác liệt , 1966-1972.Biển Hải Phòng,sóng,hải âu,cây hải đăng trong những năm bom đạn...Từng đàn máy bay Mỹ dội bom xuống phố xá,làng mạc.Những người đem cả tuổi trẻ của mình,giữa sóng gió,bom đạn giữ cho ngọn hải đang không bao giờ tắt,dẫn đường cho những con tầu chở vũ khí,lương thực và con người xuôi về phía Nam đất nước...Với các anh,bom đạn không sợ bằng sự cô đơn.Thiếu rau,thiếu nước không bằng thiếu niềm tin.Những chàng trai ấy giờ tóc đã bạc phơ,người còn,người mất,người tha hương,nhưng họ vẫn nhớ về nhau.Lặn lội gặp nhau,tìm ra tận ngọn hải đăng năm nào để tìm về tuổi trẻ một thời oanh liệt.Chính Anh,người đàn ông nhỏ bé đó đã chắt chiu từng đồng,chắt chiu từng kỷ niệm để trở về Việt Nam làm bộ phim về những người gác đèn biển năm xưa.Anh là Lý Đức Xuân,người lao động bình thường ở khu Levisham,rất gần kinh tuyến 0 giờ của thế giới,gần bảo tàng biển lớn nhất mọi thời đại.Đám bạn già thành phố cảng mà hơn một vạn thuỷ lôi phong toả xuống các luồng lạch … vẫn không ngăn được con tầu cặp bến,đi xa,Cả tuổi trẻ không nao núng trước đan bom,hôm nay bỗng bùi ngùi giữa London cổ kính,bình yên.Hình như anh Xuân khóc khi tự tay mở máy cho chúng tôi xem bộ phim do chính anh cùng đồng nghiệp năm xưa trên đảo đèn làm trong hơn nửa năm”…Năm 79' buộc lòng tôi phải ra đi.Làm đủ nghề để tồn tại.Ai chê bai ai tôi không biêt.Tôi không chê.Tôi không qua Mĩ vì chính tôi cầm súng bắn máy bay Mĩ mà.Tôi gác đèn cho tầu ra vào cũng lương thiện như cô giáo. đi dậy hoc mà..Làm sao họ lại thả bom..”.Anh lý giải như người lao động mà nghe ra thấy chân thành,Thấy thương.Anh đã về Việt Nam ba lần để làm bộ phim mà lần đầu tôi được xem.Anh bảo khi chiếu phim này ,nhiều người xem đã khóc .Vợ chồng anh anh có ba con.Đứa nào cũng đi học,đi làm tử tế.Bây giờ già rồi.Có tiền là lại vềViệt Nam,lại ra đảo đèn.Lại gặp đồng nghiệp cũ .Nhớ lắm chứ.Tuổi trẻ cua mình mà.Buổi trưa chúng tôi dắt nhau ra sông Thames.Anh đưa chúng tôi đến nơi Bác Hồ từng làm bồi bàn ở London.Anh Xuân nhờ chup cho mình một tấm hình dưới chữ Chu tich Hồ Chí Minh đã từng làm việc ở đây .Anh nhờ anh kỹ sư hàng hải lại đưa Anh vào bảo tàng hàng hải một lần nữa .Anh mơ ước nước ta sẽ có một bảo tang về hàng hải trong đó có những ngọn hải đăng không bao giờ tắt ,có những con tàu vẫn ra khơi trong bom đạn ,có những tuổi trẻ không bao giờ già ...Chia tay anh Xuân anh ki sư hàng hải tăng Anh một tập tài liệu anh đang biên soạn vê lịch sử của nhưng người đảm bảo hàng hải vô danh mà anh hùng.Trong tập tài liệu đó có tấm hình tiêu biểu cho đảo đèn Long Châu,con mắt ngọc của biển cả,nơi đã được Bác Hồ khen tặng danh hiệu anh hùng,tấm hình đang có trong Bảo Tàng Lịch Sử Hải Phòng :dười chân đèn là một chiến sĩ nhỏ thó cầm tiểu liên bắn máy bay bên cạnh đảo trưởng vung tay chỉ huy Anh Xuân gọi điện đến và khóc trong máy,Tôi đấy anh ơi!Cái người cầm tiểu liên bán máy bay chính là tôi đó.Về Việt Nam, anh cứ hỏi anh em gác đèn với tôi mà coi.anh cho tôi tấm hình tuổi trẻ của tôi là món quà vô giá đó .Cảm ơn anh.Anh Xuân email cho chúng tôi khi giã biêt London.Tại sao người ta lập được bảo tang vĩ đại như vậy.Tại sao người ta đến bảo tàng đông thế?Vì sao anh Xuân đơn độc làm được phim xúc động thế khi anh ở xa,khiAnh chỉ là một ngưởi lao đông chân tay bình thường.Vì sao bảo tàng của ta nghèo nàn.Không hẳn vì ta nghèo anh Xuân ơi!
London tháng tám-2011
TÔ MINH NGUYỆT


Lý Đức Xuân đứng dưới tấm biển tại nhà New Zealand House gần quảng trường Trafalgar lịch sử do Hội Hữu Nghị Anh Việt thực hiện .Biển nêu rõ trước đây nơi này là khách sạn Carlston ,tại đây chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm bồi bàn vào năm 1913.Xuân đã được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu của Người vào năm 1969 trong dịp đại hội những người Hoa tiên tiến .Tấm huy hiệu đó được Xuân gìn giữ trang trọng






Nhà báo Tô Minh Nguyệt tại bến xe Greenwich,nơi có kinh tuyến số không đi qua ,nơi xác định giờ GMT,UTC trên các con tàu và cuộc gặp gỡ những người con đất cảng ,người ngồi phía đầu bên phải là Đỗ Quang Điệp,thợ hàn bậc cao nhà máy đóng tàu Bạch Đằng ,giáo viên bổ túc văn hóa dạy học cho nhiều học viên trong đó có các lãnh đạo các nhà máy đóng tàu ,hiện sống tại Lewisham L0ndon .Ba con trai và cô con gái của vợ chồng Điệp Đoan đều tốt nghiệp đại học và tiến sĩ .Lý Đức Xuân ngồi đầu phía trái,con trai tốt nghiệp luật đang hành nghề luật sư tại London.Hai anh luôn nhớ về quê hương đất Cảng !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét